Thứ tư 30/04/2025 03:26

Hà Nội: Triển khai nhiều hoạt động cho phát triển làng nghề

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển nghề và làng nghề thành phố năm 2017, nhiều mục tiêu và lộ trình thực hiện cụ thể đã được đề ra.
Sản phẩm thêu là một trong những mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn

Hà Nội hiện có số lượng làng nghề lớn nhất cả nước. Khu vực kinh tế này đang đóng góp lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Theo bà Trần Thị Phương Lan - Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, mỗi năm các làng nghề xuất khẩu khoảng 175 triệu USD giá trị hàng hóa, trong đó gốm sứ, mây tre đan, sản phẩm thêu là những mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn. Một số làng nghề đang có hoạt động sản xuất, xuất khẩu tốt như: Gốm Bát Tràng, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động…

Tuy nhiên, do doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất tại các làng nghề chủ yếu có quy mô nhỏ, thậm chí siêu nhỏ, khả năng đáp ứng được đơn hàng lớn hạn chế. DN còn yếu về năng lực tài chính, dễ bị tác động bởi biến động thị trường, chậm nắm bắt thông tin, gây ô nhiễm môi trường. Cũng bởi thiếu vốn, DN, cơ sở sản xuất tại các làng nghề ít đầu tư cho thiết kế, chủ yếu sử dụng mẫu mã truyền thống hoặc cải tiến những chi tiết nhỏ không tạo được sự khác biệt, giá trị gia tăng thấp.

Để hỗ trợ DN, cơ sở sản xuất cải thiện năng lực sản xuất, thúc đẩy các làng nghề phát triển, những năm qua, Hà Nội đã dành nhiều nguồn lực xây dựng các chương trình hỗ trợ, như: Chính sách khuyến khích phát triển làng nghề, quy hoạch phát triền nghề và làng nghề... UBND thành phố cũng vừa ban hành kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo phát triển làng nghề năm 2017.

Theo đó, thành phố sẽ hỗ trợ phát triển các sản phẩm làng nghề thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; thực hiện các chính sách, cơ chế đầu tư vốn tín dụng ngân hàng cho các cơ sở, mở rộng cho vay ngoại tệ…

Cụ thể, từ nguồn kinh phí khuyến công, khuyến nông… thành phố dự kiến sẽ tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề cho khoảng 30.000 lao động; tập huấn nâng cao năng lực quản trị cho 100 chủ DN và cơ sở sản xuất làng nghề; hỗ trợ từ 10-15 làng nghề xây dựng và phát triển thương hiệu; hỗ trợ 8-10 làng nghề xây dựng và phát triển nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ 480 cơ sở, DN tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Đặc biệt, thành phố cũng sẽ huy động nhiều nguồn lực thực hiện 10 dự án đầu tư, ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến hiện đại cho các cơ sở sản xuất và DN làng nghề…

Trong các kế hoạch hoạt động đã đề ra, Sở Công Thương thành phố có nhiệm vụ: Tổ chức làm việc và giải quyết vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu; xét công nhận danh hiệu làng nghề và triển khai công tác liên kết vùng phát triển nghề, làng nghề tại một số tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Từ nguồn vốn khuyến công, Sở Công Thương tiếp tục hỗ trợ DN ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, tập trung vào công đoạn chế biến thô.

Riêng về việc phát triển thị trường, thay vì tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi thông tin hiệu quả không cao, năm vừa qua, Hà Nội đã lập danh sách các DN và sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu. Thành phố cũng đã tổ chức kết nối DN làng nghề với nhà nhập khẩu thông qua kênh Đại sứ quán và Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, kết nối DN thông qua chương trình liên kết giữa các vùng miền trên cả nước. Theo đó, tùy điều kiện cụ thể, Sở Công Thương sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động này.

Trong kế hoạch phát triển nghề, làng nghề năm 2017, Hà Nội sẽ tập trung nguồn lực thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển nhãn hiệu tập thể, thực hiện chính sách đầu tư vốn tín dụng ngân hàng, mở rộng cho vay ngoại tệ cho các DN, cơ sở sản xuất tại làng nghề.
Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công