Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh quyết tạo đột phá sớm trục “xương sống” mạng lưới đường sắt đô thị

Từ 17 - 19/1, nhiều hội thảo khoa học về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh diễn ra ở Thủ đô, với 400 đại biểu, diễn giả tham dự.
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đồng tổ chức hội thảo về phát triển hệ thống đường sắt đô thị Ngày này năm xưa 13/1: Ban hành tiêu chuẩn Giám đốc Sở Công nghiệp; khánh thành đường sắt Cát Linh-Hà Đông

Sáng ngày 17/01/2024, tại Hà Nội đã chính thức diễn ra khai mạc “Hội thảo phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh”.

Phát biểu khai mạc tại hội thảo, ông Trần Sỹ Thanh - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh: “Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai đô thị đặc biệt, 2 đầu tàu kinh tế của cả nước, giữ vai trò trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và an ninh quốc phòng, cũng là 2 đô thị có diện tích và dân số lớn nhất cả nước.

Cùng với xu thế phát triển, giao thông công cộng ngày càng có vai trò quan trọng, nhất là đối với các đô thị lớn như Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; Trong đó, hệ thống đường sắt đô thị được coi là trục “xương sống” của mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông. Việc đầu tư sớm, vận hành hiệu quả hệ thống đường sắt đô thị sẽ nâng cao tỷ trọng vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân, từ đó đem lại hiệu quả tích cực trong phát triển kinh tế-xã hội, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, ùn tắc và tai nạn giao thông,...

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh quyết tạo đột phá sớm trục “xương sống” mạng lưới đường sắt đô thị
Ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Thời gian vừa qua, TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã và đang dành nguồn lực để đầu tư xây dựng các dự án đường sắt đô thị. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, hoàn thiện cơ chế, chính sách; tìm hiểu, học tập những kinh nghiệm, phương thức mới, “đột phá” nhằm triển khai đồng bộ và sớm hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị theo Kết luận số 49 của Bộ Chính trị, đáp ứng sự nhu cầu và mong mỏi của người dân hai thành phố".

Chủ tịch Hà Nội bày tỏ mong muốn được tiếp nhận các ý kiến đóng góp quý báu để hiến kế cho hai thành phố xây dựng hệ thống đường sắt đô thị hiện đại, đóng góp hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội.

Cùng phát biểu tại phiên khai mạc, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Bùi Xuân Cường dẫn Kết luận 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045, trong đó có đề ra mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

“Theo đó, kết luận yêu cầu hai thành phố phải đạt mục tiêu hoàn chỉnh mạng lưới đô thị trong 12 năm. Đây là một thách thức to lớn và nếu tiếp tục triển khai với cách làm tương tự như trong 20 năm qua thì không thể hoàn thành được mục tiêu này” – ông Cường nói và nhấn mạnh do đó lãnh đạo 2 thành phố đều xác định sẽ phối hợp chặt chẽ, quyết liệt, tạo đột phát trong việc xây dựng đường sắt đô thị gắn với TOD; huy động nguồn lực, tái định cư, lựa chọn công nghệ…

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh quyết tạo đột phá sớm trục “xương sống” mạng lưới đường sắt đô thị
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường phát biểu tại hội thảo

“Hai thành phố sẽ cùng sát cánh đề xuất Trung ương cho phép được thực hiện các cơ chế đặc thù, vượt trội cho việc phát triển đường sắt đô thị nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung” - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy đánh giá cao hội thảo với quy mô lớn, các chuyên gia am hiểu sâu về lĩnh vực và tin tưởng sẽ có nhiều ý tưởng giải pháp hữu hiệu để giúp 2 thành phố phát triển thành công mạng lưới đường sắt đô thị, tổ chức đô thị…

Đối với giao thông cộng cộng vận tải khối lượng lớn, hiện nay, đường sắt đô thị vẫn lợi thế nhất. Bên cạnh đó, đường sắt đô thị còn định hình, phân bố lại dân cư, tạo nên bộ mặt mới cho đô thị, thuận lợi cho người dân, thu hút đầu tư… Đây là vấn đề khó, mới mẻ với Việt Nam. Tuy nhiên, khó không phải là không làm được, cần có các điều kiện thể chế pháp lý, công nghệ, nguồn lực.

Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh quyết tạo đột phá sớm trục “xương sống” mạng lưới đường sắt đô thị
Các đại biểu tham dự hội nghị

Sau phần khai mạc, Hội thảo đã diễn ra chuyên đề “Tổng quan phát triển đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo mô hình TOD” gồm 02 phần: Tổng quan về TOD và Quy hoạch TOD, với 22 bài tham luận của các chuyên gia trong nước và quốc tế.

Hội thảo khoa học về Phát triển hệ thống đường sắt đô thị Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gồm 4 phiên: Tổng quan phát triển đường sắt đô thị TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh theo mô hình TOD; Giải phóng mặt bằng, thu hồi đất để phát triển đường sắt đô thị và khu vực TOD; Huy động nguồn lực từ đất đai; Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật – công nghệ và quản lý dự án đường sắt đô thị.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Bắc Giang: Phấn đấu chỉ số PAPI nằm trong nhóm cao nhất cả nước

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Thừa Thiên Huế: Hoạt động xuất nhập khẩu có nhiều khởi sắc

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Quảng Ninh phấn đấu đạt mốc 20.000 doanh nghiệp trong năm 2024

Xem thêm