Thứ tư 13/11/2024 13:58

Hà Nội: Tiêu hủy 6,8 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm

Chỉ trong 01 tháng, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội xử lý 230 vi phạm an toàn thực phẩm, tiêu hủy hơn 6,8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc.

Tiêu hủy 6,8 tấn thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội vừa có báo cáo kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm an toàn thực phẩm (ATTP) trong “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2024" (từ ngày 15/4/2024 đến ngày 15/5/2024).

Kết quả cho thấy, các đội quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nộiđã kiểm tra, xử lý 230 vụ vi phạm liên quan về ATTP; xử phạt vi phạm hành chính số tiền 2,36 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, xử lý buộc tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm trị giá 1,998 tỷ đồng; bao gồm hơn 6,8 tấn thực phẩm đông lạnh.

Trong đó bao gồm: 1.950 kg nầm lợn; 120 kg thịt đùi vịt; 950 kg thịt lườn vịt; 1.900 kg lá lách lợn đông lạnh; 1.000 kg chân bò đông lạnh; 400 kg lạp xưởng; 210kg chân giò, giăm bông..;146 kg hoa quả; 236 gói xúc xích, 464 kg đường đen; hơn 20.000 sản phẩm bánh kẹo, chai nước ép hoa quả nhập lậu và hơn 1.000 lít rượu thủ công không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP.

Ngoài ra, Đoàn kiểm tra liên ngành số 4 thành phố (do Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chủ trì) đã đã tiến hành kiểm tra công tác chỉ đạo triển khai thực hiện Kế hoạch Tháng hành động vì ATTP năm 2024 tại 08/08 quận, huyện; phối hợp Ban chỉ đạo về ATTP tại các quận, huyện: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Phú Xuyên, Long Biên, Gia Lâm, Phú Xuyên kiểm tra 7 cơ sở sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm và tại 7 quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, tiêu hủy 6,8 tấn thị đông lạnh không rõ nguồn gốc thời gian qua. (Ảnh: vtv.vn)

Kết quả, Đoàn kiểm tra liên ngành số 4 thành phố đã kiểm tra, phát hiện, lập biên bản chuyển dấu hiệu vi phạm về ATTP đến Chủ tịch, Trưởng ban chỉ đạo về ATTP quận: Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Phú Xuyên, Sóc Sơn tiếp nhận, giám sát xử lý đối với 4 cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm không đảm bảo yêu cầu, quy định pháp luật về ATTP.

Còn hàng trăm cơ sở sản xuất rượu trái phép

Qua sơ kết kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về ATTP trên địa bàn thành phố trong 6 tháng đầu năm 2024 và Tháng hành động vì ATTP năm 2024, ghi nhận Hà Nội vẫn còn tồn tại một số cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh, cơ sở kinh doanh chế biến thực phẩm nhỏ lẻ; sản xuất, kinh doanh thực phẩm chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, quy định của pháp luật trong sản xuất, chế biến thực phẩm, sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo ATTP.

Tuy nhiên, do số lượng các sơ sở có xu hướng gia tăng nên nguy cơ tiềm ẩn mất ATTP từ các cơ sở này ngày càng cao và có xu hướng gia tăng trong thời gian tới.

Lực lượng chức năng Hà Nội phát hiện, xử lý cơ sở kinh doanh nầm lợn đông lạnh không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. (Ảnh: cand.com.vn)

Theo Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội, dự báo tình hình kinh tế - xã hội cuối năm 2024 còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan. Hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa không đảm bảo chất lượng nói chung trong đó có hàng hóa vi phạm về ATTP, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các sự cố liên quan thực phẩm do tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm không đảm bảo ATTP, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, nhập lậu.

Việc quản lý, kiểm tra, giám sát đối với hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rượu thủ công không có giấy phép còn nhiều bất cập, khó kiểm soát.

Thống kê báo cáo của các Ban chỉ đạo ATTP các quận, huyện, thị xã trong năm 2023 và 5 tháng đầu năm 2024 thành phố vẫn còn tồn tại hàng trăm cơ sở sản xuất rượu thủ công không phép nhất là tại các địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội.

Đặc điểm của các cơ sở này quy mô nhỏ lẻ, nằm xen kẽ trong khu dân cư, sản xuất mang tính tự phát không nhằm mục đích kinh doanh, phục vụ nhu cầu tự tiêu dùng và chăn nuôi gia súc.

Tuy nhiên, nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả, đây là một trong các mối nguy cao tiềm ẩn gây ra các vụ việc, sự cố về ATTP có hậu quả nghiêm trọng, lâu dài.

Minh Quang
Bài viết cùng chủ đề: An toàn thực phẩm

Tin cùng chuyên mục

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không

Quản lý thị trường Bà Rịa – Vũng Tàu thu nộp ngân sách gần 5 tỷ đồng trong 10 tháng

Cục Quản lý thị trường Khánh Hòa tiêu hủy hàng chục nghìn sản phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Sóc Trăng: Tăng cường kiểm tra, xử lý thuốc lá điếu nhập lậu dịp cuối năm

Bắc Giang: Tạm giữ số lượng lớn hàng hóa nhập lậu, không rõ nguồn gốc

Các công ty Hàn Quốc thiệt hại đến 9,7 tỷ USD do vấn nạn hàng giả

Hải quan Hà Nội ‘bóc trần’ nhiều thủ đoạn tinh vi của tội phạm ma túy