Chủ nhật 24/11/2024 05:48

Hà Nội: Tiếp sức cho sản phẩm làng nghề

Dù có nhiều sản phẩm chất lượng cao nhưng việc nâng cao giá trị và tiêu thụ sản phẩm làng nghề vẫn là “bài toán” khó, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ. Để thực hiện nhiệm vụ này, mới đây, TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND về hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề trên địa bàn thành phố năm 2021.

Đối diện với nhiều thách thức

Theo Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội, thời gian qua, các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội đều có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và xuất khẩu. Hiện nay, thành phố có khoảng 100 làng nghề đạt doanh thu từ 10 - 20 tỷ đồng/năm, gần 70 làng nghề đạt từ 20 - 50 tỷ đồng/năm và khoảng 20 làng nghề đạt trên 50 tỷ đồng/năm, đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Trong tình hình thị trường tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất đã đưa sản phẩm của mình lên trang thương mại điện tử bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ.

Hữu Bằng là làng nghề lâu đời ở huyện Thạch Thất, chuyên sản xuất đồ mộc

Tuy nhiên, theo Nghệ nhân Đỗ Trọng Đoàn- làng nghề sơn mài Hạ Thái (Thường Tín), bên cạnh những kết quả đạt được, các làng nghề hiện nay chưa thu hút được lực lượng lao động trẻ có trí thức. Vấn đề đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật, còn hạn chế, chất lượng nguồn lao động chưa cao, chưa có đủ năng lực, pháp lý, cạnh tranh trên thị trường quốc tế, nhu cầu về vốn vay còn hạn chế, nguyên liệu đầu vào chưa ổn định vẫn phải nhập khẩu từ thị trường quốc tế.

Bà Hà Thị Vinh- Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội - cho rằng, các doanh nghiệp làng nghề đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Sản phẩm ngày càng cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đầu vào ngày càng cao; doanh nghiệp cũng khó khăn trong việc thay đổi liên tục về thiết kế mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó là khó khăn về mở rộng mặt bằng sản xuất để có cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ và thiết bị tiên tiến. Chất lượng nguồn lao động trong các làng nghề còn yếu cả về kiến thức và kỹ năng nghề.

Một vấn đề khác là kết nối các làng nghề, các trung tâm bán buôn bán lẻ với nhau còn gặp nhiều khó khăn; chưa hình thành các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm tập trung của các làng nghề theo quy hoạch nên công tác thị trường của các làng nghề còn gặp nhiều khó khăn…

Triển khai nhiều giải pháp

Phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Thành ủy Hà Nội khóa XVII chỉ rõ trong Chương trình số 04-CTr/TU về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”. Để thực hiện nhiệm vụ này, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ phát triển các làng nghề truyền thống. Theo đó, Hà Nội sẽ công nhận thêm hơn 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể...

Sản xuất cơ khí ở làng nghề Phùng Xá

Hà Nội sẽ quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề, các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển các làng nghề gắn với Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) của thành phố giai đoạn 2021-2025. Qua đó, đưa các sản phẩm làng nghề vào quy chuẩn, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế...

Để tiếp sức cho làng nghề, mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 126/KH-UBND về hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể làng nghề trên địa bàn thành phố năm 2021.

Cụ thể, thành phố sẽ hỗ trợ 10 làng nghề xây dựng, phát triển thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể. Đối tượng được hỗ trợ gồm các làng nghề đang làm thủ tục đề nghị công nhận và các làng nghề đã được UBND thành phố công nhận danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống có nhu cầu hỗ trợ và được UBND cấp huyện có văn bản đề nghị hỗ trợ từ nguồn ngân sách cấp thành phố.

Theo đó, mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/nội dung, 1 làng nghề được đăng ký tối đa 5 nội dung: Đào tạo, tập huấn kiến thức về xây dựng và phát triển thương hiệu; tư vấn chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu cho thương hiệu làng nghề; đặt tên thương hiệu, thiết kế biểu tượng (logo) và hệ thống các dấu hiệu nhận diện thương hiệu tương ứng cho thương hiệu làng nghề; hỗ trợ các hoạt động truyền thông, marketing, quảng bá thương hiệu sản phẩm, thương hiệu làng nghề; tư vấn, hỗ trợ thủ tục pháp lý đăng ký xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể trên lãnh thổ Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm của thành phố.

Thành phố sẽ ưu tiên, hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu và xác lập quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể gồm: Các làng nghề truyền thống, làng nghề đã đăng ký các năm trước nhưng chưa được hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề; làng nghề đăng ký thực hiện đủ 5 nội dung hỗ trợ; làng nghề có sản phẩm được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp thành phố; sản phẩm nông nghiệp chủ lực cấp thành phố; làng nghề đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ xây dựng thương hiệu làng nghề từ năm 2019 trở về trước nhưng chưa đủ 5 nội dung nêu trên.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến đầu ra sản phẩm gặp nhiều khó khăn, các doanh nghiệp làng nghề kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước xây dựng trang thương mại điện tử về hàng thủ công mỹ nghệ của các làng nghề với mục đích quảng bá tiếp thị sản phẩm; thường xuyên tổ chức các hội chợ, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gặp gỡ, kết nối các chuỗi bán hàng, tìm nhà cung cấp, phân phối.

Hiện, tổng doanh thu của các làng nghề đạt khoảng 22.000 tỷ đồng/năm. Một số làng nghề như: Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng; cơ khí Phùng Xá, mộc Hữu Bằng (huyện Thạch Thất)... doanh thu đạt từ hơn 1.000 tỷ đồng đến gần 3.000 tỷ đồng/năm...
Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Kiểm soát bình ổn thị trường, chống buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu

Quảng Ninh ưu tiên phát triển nhà ở xã hội

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chạy đua với thời gian trong giải ngân vốn đầu tư công

‘Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa’: Cú huých mạnh mẽ cho du lịch

Mỏ khoáng sản làm vật liệu san lấp 39,4ha ở tỉnh Thanh Hóa về tay doanh nghiệp nào?

Triển lãm tranh, ảnh, tư liệu tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội để nâng cao năng lực cạnh tranh

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP. Cần Thơ năm 2024

Tham vấn ý kiến dự thảo Đề án thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Gia Lai: Mới lạ mô hình trồng dâu tây treo tường của chàng kỹ sư công nghệ thông tin

Nhật Bản - nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Bình Dương

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt 5 tỉnh, thành phố

Hải Phòng: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghệ số đầu tư vào các khu công nghiệp, khu kinh tế

Thái Bình hướng đến mục tiêu 95% người dân hiểu về tác hại của rượu bia

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024