Thứ sáu 15/11/2024 04:24

Hà Nội: Tiếp sức cho doanh nghiệp, làng nghề phát triển

“Tiếp sức" cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn, Hà Nội hướng tới mục tiêu từng bước đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy làng nghề phát triển. Riêng nhóm hàng hàng thủ công mỹ nghệ, Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu tăng bình quân 5%-8%/năm, đạt 550 triệu USD vào năm 2025...

Hiệu quả tích cực

Theo Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương Hà Nội), sau 5 năm (2016-2020) thực hiện Chương trình khuyến công TP. Hà Nội, đến nay đã hỗ trợ 64 lượt cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư đổi mới thiết bị, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất, giảm ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, chương trình đã tổ chức 274 lớp truyền nghề tiểu thủ công nghiệp cho 9.590 lao động nông thôn, trên 80% số lao động sau đào tạo có việc làm; tổ chức 72 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị doanh nghiệp, thiết kế mẫu, xuất nhập khẩu, quản trị bán hàng, quản trị tài chính cho 7.200 lượt lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn… Đáng chú ý, chương trình đã tổ chức thành công 5 hội chợ xuất khẩu chuyên ngành thủ công mỹ nghệ với giá trị giao dịch lên tới gần 30 triệu USD…

Tiếp sức cho các làng nghề Hà Nội phát triển

Chương trình khuyến công TP. Hà Nỗi đã giúp hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại các làng nghề giảm bớt chi phí sản xuất, chỉ tiêu về môi trường trong xây dựng nông thôn mới được bảo đảm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề đã nắm bắt được kế hoạch phát triển công nghiệp của thành phố để định hướng phát triển sản xuất; đồng thời được hỗ trợ kinh phí đầu tư thiết bị, quảng bá sản phẩm…

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến cho rằng, trong giai đoạn mới, Chương trình khuyến công cần tập trung vào các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa có quy mô, theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ trên cơ sở phát huy lợi thế vùng, miền, giúp gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất ở các cơ sở công nghiệp nông thôn

Để hỗ trợ, "tiếp sức" cho các doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn từng bước đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, thúc đẩy phát triển, trong năm 2020, Hà Nội sẽ tổ chức triển khai Kế hoạch số 29/KH-UBND ngày 11/2/2020 về khuyến công TP. Hà Nội năm 2020. Theo đó, sẽ tổ chức các lớp truyền nghề, nhân cấy nghề tiểu thủ công nghiệp; tổ chức hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng trang thiết bị tiên tiến hiện đại vào sản xuất; tổ chức cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020; tổ chức Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2020; tổ chức triển lãm các sản phẩm mẫu thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ mới, sáng tạo năm 2020; tổ chức khảo sát các đề án khuyến công thành phố năm 2020; triển khai nội dung hỗ trợ tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ….

Ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - cho hay, năm 2020, các chương trình khuyến công tập trung hỗ trợ, nhân rộng mô hình sản xuất tiên tiến, áp dụng các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, cải thiện môi trường làm việc và sản xuất sạch hơn; kết nối doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghiệp chủ lực thành phố với các đối tác trong và ngoài nước...

Giai đoạn 2021-2025, TP. Hà Nội đặt mục tiêu có trên 10.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn được hỗ trợ từ chương trình khuyến công, tạo việc làm cho khoảng 50.000 lao động nông thôn, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ tăng bình quân 5%-8%/năm, đạt 550 triệu USD vào năm 2025...

Bên cạnh đó, chương trình phấn đấu hỗ trợ 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định; đạt mức tiết kiệm năng lượng 5%-7% tổng tiêu thụ năng lượng; phấn đấu giảm 5%-8% mức tiêu hao nguyên, nhiên, vật liệu của các ngành sản xuất... Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực thu hút sự tham gia của 100-120 doanh nghiệp với khoảng 150-180 sản phẩm được UBND thành phố công nhận.

Để đạt được mục tiêu đó, theo ông Đào Hồng, Hà Nội sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc truyền nghề sẽ gắn với nhu cầu sử dụng lao động tại chỗ của các cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất ở các cơ sở công nghiệp nông thôn gắn với hoạt động hỗ trợ đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy thiết kế sáng tạo, cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm.

Cùng với đó, trung tâm tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành, tổ chức quảng bá, giới thiệu nhãn hiệu sản phẩm; phát triển hệ thống thương mại điện tử, truy xuất thông tin hàng hóa, phát triển các kênh bán hàng trực tuyến các sản phẩm công nghiệp nông thôn. Đồng thời ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và sử dụng nhiều lao động, doanh nghiệp có đầu tư công nghệ, có sản phẩm thân thiện với môi trường.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Hòa Bình: Người dân thoát nghèo nhờ chương trình mục tiêu quốc gia

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Nam Định

Năm 2024, Thanh Hóa còn khoảng 600 dự án bất động sản chưa mang ra đấu giá

Quảng Ninh: Khơi dậy tiềm năng, phát triển công nghiệp văn hóa

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Đà Nẵng: Phát động Giải báo chí phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực lần thứ 5

Cần Thơ: Phát động đợt thi đua cao điểm hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Dân ca Quan họ Bắc Ninh - Tinh hoa và bản sắc

Quảng Ngãi: Gió lốc làm tốc mái hàng chục ngôi nhà ở thị xã Đức Phổ

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình chuyên đề xây dựng nông thôn mới

Ông Ngô Công Thức được bầu làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Gia Lai: Ngầm tràn ngập do mưa lớn kéo dài khiến 200 hộ dân bị cô lập

Đà Nẵng kêu gọi đầu tư dự án Đường sắt đô thị tuyến sân bay Đà Nẵng - biển Mỹ Khê-Depot

Thái Bình: 4 nhân sự lãnh đạo được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới

Ngày 19/11 sẽ khai trương cặp cửa khẩu quốc tế Lóng Sập (Việt Nam) – Pa Háng (Lào)