Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Nam Định.
Nam Định: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2024 tăng 0,55% Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành Nam Định công nhận thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Nam Định và của Bộ Nội vụ, Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Nam Định (Tờ trình số 354/TTr-CP).

Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Nam Định. Ảnh: Chinhphu.vn
Chính phủ thống nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Nam Định. Ảnh: Chinhphu.vn

Phương án sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Nam Định

Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định xây dựng phương án nhập toàn bộ 74,49km2 diện tích tự nhiên, quy mô dân số 84.045 người của huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định. Thành phố Nam Định mở rộng (tại thời điểm nhập huyện Mỹ Lộc) có 120,90 km2 diện tích tự nhiên (đạt 80,60% tiêu chuẩn); quy mô dân số 364.181 người (đạt 242,79% tiêu chuẩn) và 36 ĐVHC cấp xã (13 xã, 22 phường và 1 thị trấn).

Về sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Nam Định mở rộng, UBND tỉnh xây dựng 10 phương án thành lập, sắp xếp đối với 25/36 ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Nam Định mở rộng, cụ thể: 2 phương án thành lập phường trên cơ sở nguyên trạng xã; 1 phương án nhập 1 xã và 1 thị trấn để thành lập 1 phường mới; 7 phương án nhập nguyên trạng 3 ĐVHC cấp xã thành 1 ĐVHC cấp xã mới, gồm: 1 phương án nhập 1 xã và 2 phường thành 1 phường mới; 5 phương án nhập 3 phường thành 1 phường mới; 1 phương án nhập 3 xã thành 1 xã mới.

Kết quả sau khi sắp xếp, TP. Nam Định mở rộng giảm 15 ĐVHC cấp xã (từ 36 ĐVHC cấp xã tại thời điểm nhập huyện Mỹ Lộc còn 21 ĐVHC cấp xã, gồm: 14 phường và 7 xã).

Phương án sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc 7 huyện còn lại (ngoài 25 ĐVHC cấp xã thuộc thành phố Nam Định mở rộng thực hiện sắp xếp nêu trên), UBND tỉnh xây dựng 18 phương án sắp xếp đối với 54/169 ĐVHC cấp xã của 7 huyện (18 phương án đều nhập nguyên trạng 3 ĐVHC cấp xã thành 1 ĐVHC cấp xã mới), cụ thể: 14 phương án sắp xếp 3 xã thành 1 xã mới; 4 phương án sắp xếp 2 xã và 1 thị trấn thành 1 thị trấn mới.

Sau khi thực hiện 18 phương án của 7 huyện nêu trên, giảm 36 xã của 7 huyện (ngoài thành phố Nam Định mở rộng nêu trên).

Giảm 1 ĐVHC cấp huyện và 51 ĐVHC cấp xã

Sau khi nhập huyện Mỹ Lộc vào thành phố Nam Định và thực hiện 28 phương án thành lập, sắp xếp đối với 79/226 ĐVHC cấp xã của tỉnh Nam Định, tỉnh Nam Định không thay đổi về diện tích tự nhiên (1.668,82km2) và quy mô dân số (2.256.396 người).

Trong khi đó, tỉnh Nam Định giảm 1 ĐVHC cấp huyện (huyện Mỹ Lộc), còn 9 ĐVHC cấp huyện (gồm 8 huyện và 1 thành phố) và giảm 51 ĐVHC cấp xã (gồm: 42 xã, 8 phường và 1 thị trấn), còn 175 ĐVHC cấp xã (gồm 146 xã, 14 phường, 15 thị trấn).

Phương án và lộ trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan, đơn vị sau sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã của tỉnh

Việc tổ chức, kiện toàn các cơ quan, đơn vị và chức danh lãnh đạo của các cơ quan Đảng, HĐND, UBND, tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của Đảng và của pháp luật hiện hành.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập giáo dục, y tế của thành phố Nam Định mở rộng và các cơ sở giáo dục, trạm y tế trên địa bàn các ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp, giữ nguyên hiện trạng để bảo đảm chất lượng giáo dục và dịch vụ khám, chữa bệnh của người dân trên địa bàn.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập khác (ngoài giáo dục, y tế), thực hiện sáp nhập, hợp nhất các đơn vị có tính chất tương đồng về chức năng, nhiệm vụ của huyện Mỹ Lộc và thành phố Nam Định (trước sắp xếp).

Phương án và lộ trình bố trí cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau sắp xếp của tỉnh

Đối với cấp huyện: Tổng số cán bộ, công chức hiện có của thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc là 262 người; số lượng cán bộ, công chức của thành phố Nam Định sau sắp xếp được bố trí theo quy định là 206 người, dôi dư 56 người.

Phương án giải quyết 56 người dôi dư ở cấp huyện (đến tháng 9/2029) như sau: cho nghỉ hưu đúng tuổi 23 người; vố trí công tác ở đơn vị khác 4 người; thực hiện chế độ tinh giản biên chế và cho thôi việc theo quy định 29 người.

Đối với cấp xã: Tổng số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tại các ĐVHC thực hiện sắp xếp là 2.113 người (764 cán bộ, 624 công chức và 725 người hoạt động không chuyên trách); số lượng cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã sau sắp xếp bố trí theo quy định là 1.053 người, dôi dư 1.060 người (484 cán bộ, 248 công chức và 328 người hoạt động không chuyên trách).

Phương án giải quyết 1.060 người dôi dư ở cấp xã sau sắp xếp (đến tháng 9/2029) như sau: cho nghỉ hưu đúng tuổi 139 người; bố trí công tác ở đơn vị khác 282 người; thực hiện chế độ tinh giản biên chế và cho thôi việc theo quy định 639 người.

Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư sau sắp xếp: Ngoài các chế độ, chính sách theo quy định, HĐND tỉnh Nam Định đã ban hành Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2023 - 2025 (mức hỗ trợ tương đương quy định của Nghị định số 29/2023/NĐ-CP).

Phương án giải quyết trụ sở công dôi dư sau sắp xếp ĐVHC của tỉnh

Tổng số trụ sở công tại 2 ĐVHC cấp huyện và 77 ĐVHC cấp xã thực hiện sắp xếp của tỉnh giai đoạn 2023 - 2025 là 112 trụ sở (cấp huyện 30 trụ sở; cấp xã 82 trụ sở). Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã, số trụ sở được tiếp tục sử dụng là 73 trụ sở (cấp huyện 21 trụ sở; cấp xã 52 trụ sở). Như vậy, số trụ sở dôi dư là 39 trụ sở (cấp huyện là 09 trụ sở; cấp xã là 30 trụ sở).

Về phương án giải quyết 39 trụ sở công dôi dư sau sắp xếp, Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định thực hiện: Điều chuyển cho cơ quan, đơn vị có nhu cầu sử dụng là 9 trụ sở (1 trụ sở cấp huyện và 8 trụ sở cấp xã); bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 2 trụ sở cấp xã; điều chuyển, chuyển giao về địa phương quản lý, xử lý theo quy định: 28 trụ sở (8 trụ sở cấp huyện và 20 trụ sở cấp xã).

Về chế độ, chính sách đặc thù của các ĐVHC thực hiện sắp xếp

UBND tỉnh Nam Định đã dự kiến lộ trình và giao nhiệm vụ cho các cơ quan liên quan rà soát, lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận ĐVHC cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp là cấp huyện, cấp xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân theo đúng quy định.

Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Nội vụ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội công bố điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu

Hà Nội vừa công bố quyết định điểm du lịch Làng nghề tăm hương Quảng Phú Cầu và di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia cho làng nghề may Trạch Xá.
Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

Sản phẩm OCOP 3 miền quy tụ tại Bà Rịa – Vũng Tàu

100 gian hàng trưng bày sản phẩm OCOP của các tổ chức, cá nhân, hợp tác xã từ 30 tỉnh, thành phố trên cả nước cùng quy tụ tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức Hội nghị công chức viên chức

Tại Hội nghị công chức viên chức và người lao động, Công đoàn cơ sở Sở Công Thương tỉnh Gia Lai đã đề ra nhiều mục tiêu phấn đấu trong năm 2025.
Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Nhiều hạn chế trong việc phát triển sản phẩm OCOP Quảng Bình

Dù có nhiều thay đổi tích cực, tuy nhiên, theo đánh giá của các sở, ngành có liên quan, sản phẩm OCOP Quảng Bình vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Sóc Trăng: Phát triển ngành tôm theo hướng sản xuất sạch

Tỉnh Sóc Trăng định hướng phát triển bền vững ngành tôm theo hướng sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP tại các vùng nuôi trồng trọng điểm.

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Thanh Hóa: Nhiều kết quả nổi bật về thông tin, truyền thông

Năm 2024, ngành thông tin và truyền thông Thanh Hóa đã hoàn thành nhiệm vụ về dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, báo chí, chuyển đổi số.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cấm lợi dụng tinh giản bộ máy để bố trí người thân

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh nhấn mạnh, không được để bất cứ trường hợp nào lợi dụng tinh gọn để sắp xếp, bố trí người thân, người quen.
Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Đồng Nai: Ông Võ Văn Phi làm Bí thư huyện Long Thành

Ông Võ Văn Phi, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai được chỉ định giữ chức Bí thư huyện ủy Long Thành (nhiệm kỳ 2020-2025) kể từ ngày 27/12/2024.
Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Sở Công Thương Gia Lai tổ chức hội nghị tổng kết Đảng

Đảng bộ Sở Công Thương tỉnh Gia Lai tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025, trong đó đề cập tới nhiều nhiệm vụ quan trọng.
Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình vừa triệu tập hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa

Ông Trần Anh Chung, Chủ tịch UBND TP. Thanh Hóa được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa điều động, bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở Công Thương Thanh Hóa.
Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Khai mạc liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực

Tối 26/12, tại Quảng trường Sun Carnival Plaza, TP. Hạ Long diễn ra liên hoan ẩm thực Quảng Ninh 2024, với chủ đề Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực.
Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Thông tin về việc sắp xếp bộ máy hành chính mới tại tỉnh Quảng Bình

Ngày 26/12, Tỉnh uỷ Quảng Bình đã báo cáo về thực hiện “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu quả”.
Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Thành phố Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh

Chiều 26/12, quận Đồ Sơn, TP. Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố quyết định của UBND TP. Hải Phòng công nhận Khu du lịch Đồ Sơn là Khu du lịch cấp tỉnh.
Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Hà Nội quan tâm ứng phó sự cố trong lĩnh vực hoá chất

Là trung tâm kinh tế của cả nước, nơi tập trung nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, nên hoạt động ứng phó sự cố hoá chất luôn được UBND Thành phố Hà Nội quan tâm.
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa xin nghỉ hưu trước tuổi

Bà Bùi Thị Mười, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thanh Hóa đã xin nghỉ hưu trước tuổi.
Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

Nam Định quy định mức chi cho công tác khuyến công

HĐND tỉnh Nam Định đã thông qua mức chi cụ thể cho 14 nội dung khuyến công trên địa bàn tỉnh năm 2025, trong đó mức hỗ trợ cao nhất không quá 500 triệu đồng.
Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Quảng Nam: Tinh giản 107 biên chế trong đợt I năm 2025

Danh sách tinh giản biên chế tỉnh Quảng Nam đợt I năm 2025 gồm 107 người, trong đó, 90 người nghỉ hưu trước tuổi, 17 người thôi việc ngay.
Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

Cần Thơ: Chủ động phòng, chống hạn hán xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025

TP. Cần Thơ vừa ban hành Kế hoạch ứng phó với tình trạng hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn trong mùa khô 2024-2025.
Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế di sản thành phố Hạ Long

Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tăng cường giải pháp thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số và kinh tế di sản, phát triển toàn diện, bền vững trong tương lai.
Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập ứng phó sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024

Diễn tập sự cố hóa chất độc Thành phố Hà Nội năm 2024 vừa được tổ chức tại Quảng trường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội vào sáng 26/12.
Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Nỗ lực giải phóng mặt bằng cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang bàn giao trước Tết Nguyên đán

Để hoàn thành cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang đúng tiến độ đề ra, Tuyên Quang đang khẩn trương đẩy nhanh di dời hạ tầng kỹ thuật, xác minh nguồn gốc đất...
Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Lâm Bình (Tuyên Quang): Chủ động trong phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy lớn

Ngày 25/12, huyện Lâm Bình, Tuyên Quang tổ chức diễn tập phương án chữa cháy và cứu nạn cứu hộ để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ cháy trên địa bàn.
Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Yên Định (Thanh Hóa) đón nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024

Tỉnh Thanh Hóa tổ chức công bố Quyết định huyện Yên Định đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024; Đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Đồng Cổ.
Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Bình Dương: Dành 2.750 tỷ đồng dự trữ hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Sở Công Thương Bình Dương đã chuẩn bị hàng hóa phục vụ giai đoạn trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, trị giá 2.750 tỷ đồng, tăng 17,9% so với 2024.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động