Thứ hai 23/12/2024 12:49

Hà Nội thiết thực hành động vì quyền lợi người tiêu dùng

Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quyền của người tiêu dùng thế giới và khai mạc chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2012 đã diễn ra tối nay (15/3) tại Trung tâm Thương mại PicoMall 229 Tây Sơn, Hà Nội với sự tham dự của lãnh đạo Bộ Công Thương, UBND TP. Hà Nội, Sở Công Thương...

 - Chương trình Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng năm nay nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp phải minh bạch hóa thông tin, đảm bảo 8 quyền của người tiêu dùng cũng như xây dựng quy trình khiếu nại một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Phát biểu tại Lễ mít tinh kỷ niệm ngày quyền của người tiêu dùng thế giới và khai mạc chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh cho biết, Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị của cả nước, là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, buôn bán rất sôi nổi. Chính vì vậy, công tác bảo vệ quyền lợi NTD cần phải được quan tâm hơn nữa. Bộ Công thương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đánh giá cao những hoạt động thiết thực và có ý nghĩa của UBND Thành phố Hà Nội trong hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặc biệt là trong dịp kỷ niệm ngày 15/3 năm nay. Thứ trưởng Trần Quốc Khánh bày tỏ mong muốn, trong thời gian tới, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sẽ được các cấp chính quyền, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội đặc biệt quan tâm; đồng thời, người tiêu dùng hãy nâng cao ý thức tự bảo vệ mình để hoạt động bảo vệ người tiêu dùng ngày càng đạt hiệu quả hơn.

Theo ông Nguyễn Phương Nam- Phó Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công Thương, hiện đã có trên 40 địa phương tham gia hưởng ứng chương trình "Hành động vì người tiêu dùng" do Bộ Công Thương phát động. Và Hà Nội là địa phương đi đầu trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng với nhiều hoạt động thiết thực, có ý nghĩa.

Những hoạt động của chương trình Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng đã được người tiêu dùng Thủ đô hưởng ứng tích cực. Bà Tạ thị Dần - người tiêu dùng tại Hà Nội chia sẻ: “Với vai trò là NTD, tôi thấy để chương trình đạt hiệu quả, bản thân NTD chúng tôi cũng cần chủ động hơn trong các hoạt động liên quan đến quyền lợi của mình như tìm hiểu kỹ thông tin về các quyền của mình, tích cực phản ánh thông tin liên quan đến việc xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng trên thực tế đến các đơn vị có thẩm quyền để các DN có ý thức hơn trong việc đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng”.

Nằm trong khuôn khổ chương trình, “Tuần bán hàng vì người tiêu dùng” diễn ra từ 16/3 – 23/3/2012 tại 58 điểm bán hàng vì người tiêu dùng là các siêu thị, TTTM lớn trên địa bàn thành phố sẽ tổ chức các hoạt động vì người tiêu dùng như: kéo dài thời gian bảo hành sản phẩm, khuyến mại sâu, tặng quà, bốc thăm trúng thưởng...

Đặc biệt, Tổng đài bảo vệ người tiêu dùng của UBND TP Hà Nội 04.1081 đã được tập huấn nắm chắc về Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho các điện thoại viên để phục vụ hỗ trợ thông tin cho NTD, tư vấn và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi NTD bị xâm phạm quyền lợi như mua phải hàng hóa kém chất lượng... Trong năm 2011, Tổng đài đã tiếp nhận 15.000 cuộc gọi từ phía người tiêu dùng hỏi về quyền lợi của người tiêu dùng, hơn 2.000 cuộc gọi kết nối tới DN, Hội tiêu chuẩn & bảo vệ người tiêu dùng VN, Chi cục quản lý thị trường Hà Nội.

Bảo vệ người tiêu dùng là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của toàn xã hội bởi thực trạng quyền và lợi ích của người tiêu dùng bị xâm phạm đang diễn ra khá phổ biến. Không chỉ ở Việt Nam, hầu hết các nước trên thế giới đều rất coi trọng công tác này bởi lẽ bảo vệ người tiêu dùng chính là bảo vệ sự phát triển bền vững của xã hội. Do đó, nhiều quốc gia đã sớm ban hành các đạo luật với mục đích bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và mang lại hiệu quả tốt. Tại Việt Nam, Luật Bảo vệ người tiêu dùng được thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 12 là bước ngoặt lớn về xã hội hóa công tác bảo vệ người tiêu dùng. Luật có hiệu lực từ 1/7/2011 là cánh tay thép siết chặt hơn để các doanh nghiệp thực sự vì quyền lợi người tiêu dùng.

Để Luật đi vào đời sống một cách thiết thực, Bộ Công Thương đã phối hợp UBND TP. Hà Nội tổ chức chương trình “Hành động vì quyền lợi người tiêu dùng” năm 2012 kéo dài từ tháng 3 đến tháng 6/2012.

L.K.L

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ

Tính đến hết ngày 15/12, tổng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đạt 385,35 tỷ USD

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Hàng loạt đề xuất giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo thế và lực đưa đất nước vươn mình

Xúc tiến xuất khẩu bài bản, hiệu quả, xuất nhập khẩu năm 2024 dự báo đạt kỷ lục

Năm 2024, các thị trường đã đưa ra 1.029 thông báo về an toàn thực phẩm

Trung Đông nằm Top 2 thị trường nhập khẩu thủy sản Việt Nam có tăng trưởng mạnh nhất

Dự kiến năm 2025, trái chanh leo Việt Nam sẽ được cấp phép xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Tiêu chuẩn xanh của thị trường EU: Động lực hay áp lực với hàng Việt?

Điểm danh những nhóm sản phẩm xuất khẩu chịu tác động của Thoả thuận Xanh châu Âu

Bức tranh sáng cho hoạt động xuất nhập khẩu năm 2025

Tổng cục Hải quan tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Xuất khẩu cà phê chế biến sâu: ‘Chìa khoá’ xây dựng bền vững thương hiệu

Năm 2024, xuất khẩu nông - lâm - thủy sản bứt phá ngoạn mục

Việt Nam nhập khẩu gần 1,98 triệu tấn đậu tương trong 11 tháng năm 2024

Dự báo nào cho xuất khẩu rau, quả năm 2025?

Xuất khẩu bền vững sang EU: Nâng cao giá trị sản phẩm để 'thoát kiếp' gia công

Rau quả tươi Việt Nam: Nhiều cơ hội xuất khẩu vào thị trường Thụy Điển