Thứ bảy 16/11/2024 14:25

Hà Nội tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển du lịch MICE và golf

Hà Nội sở hữu nhiều tiềm năng, lợi thế để trở thành “đầu tàu” về phát triển ngành công nghiệp không khói, đặc biệt là loại hình du lịch MICE và golf.
Hà Nội hiện có 6 cụm sân golf với 10 sân thi đấu mang thương hiệu nổi tiếng, đẳng cấp - tiềm năng phát triển du lịch MICE và golf rất lớn

Ngày 30/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội đã tổ chức Hội nghị phát triển du lịch MICE và golf tại Hà Nội nhằm tìm các giải pháp khai thác tiềm năng, lợi thế trong việc phát triển cả 2 loại hình du lịch mới này.

MICE -viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm) là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.

Sự kiện nằm trong khuôn khổ Festival Thu Hà Nội 2023 diễn ra từ ngày từ ngày 29/9 đến 1/10/2023.

Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 6 cụm sân golf với 10 sân thi đấu mang thương hiệu nổi tiếng, đẳng cấp, như: Sân golf Long Biên, Vân Trì golf club, Kings Island golf, sân golf Minh Trí, Legend Hill golf resort.

Ngoài ra còn có hơn 10 hệ thống sân tập lớn như sân tập golf Đảo Sen, sân tập golf Hanoi Club… Đây là những lợi thế tạo nên nền tảng quan trọng cho Hà Nội trong phát triển sản phẩm du lịch golf thời gian tới.

Theo bà Nguyễn Thanh Bình, Phó Trưởng phòng Quản lý lưu trú du lịch (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam), việc gắn kết hai loại hình du lịch MICE và golf giúp khai thác tối đa lợi thế của Hà Nội bởi với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, Hà Nội là điểm đến lý tưởng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện lớn có quy mô toàn quốc và quốc tế. Thực tế này đã được chứng minh qua việc Hà Nội được chọn là nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi năm 2019.

Tuy nhiên, có một thực tế là lâu nay các doanh nghiệp lữ hành trong nước chưa có sự kết nối với các địa điểm tổ chức du lịch MICE và các sân golf để xây dựng một sản phẩm mang tính đặc thù.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh phát biểu tại hội nghị

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến, Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội Nguyễn Thị Mai Anh cho rằng, để phát triển du lịch MICE và golf tại Hà Nội, cần có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược đồng thời tạo cơ chế thuận lợi và đồng hành cùng doanh nghiệp để đón khách. Bên cạnh đó, các công ty lữ hành, nhà hàng, các đơn vị vận chuyển, dịch vụ mua sắm cần “bắt tay” với các điểm đến, sân golf, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, điểm tổ chức hội nghị, hội thảo... nhằm mang đến cho du khách trải nghiệm trọn vẹn.

Để thu hút khách có trọng tâm, trọng điểm ở lĩnh vực du lịch MICE và golf, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh cho rằng: Hà Nội cần phô diễn các thế mạnh của mình để du khách biết và tìm tới các đơn vị lữ hành. Cần có sự tương tác, nghiên cứu chuyên sâu và cách tiếp cận phù hợp đối với các thị trường để hiểu nhu cầu, xu hướng của khách hàng, từ đó xây dựng sản phẩm phù hợp.

Ngoài ra, sự liên kết các sân golf tại Hà Nội với các khu vực xung quanh tạo thành hành trình du lịch MICE và golf đa dạng, nhiều trải nghiệm sẽ góp phần kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách quốc tế đến Hà Nội chơi golf.

Ông Phạm Hải Quỳnh nói, các đơn vị lữ hành, cung ứng dịch vụ cần liên kết sâu hơn để tạo thành các hành trình riêng biệt, trong đó đáp ứng đầy đủ các dịch vụ, nhu cầu về du lịch. Đây chính là một sản phẩm thế mạnh của Hà Nội và Việt Nam.

Trưởng ban Hội viên (Hiệp hội Du lịch golf Việt Nam) Đỗ Đăng Trung cũng hiến kế: Hà Nội cần tập trung thu hút dòng khách Hàn Quốc vì mùa đông của họ rất lạnh, mùa hè lại quá nóng nên họ rất thích sang Việt Nam chơi golf. Hiện nay, dòng khách này đang đến Việt Nam thông qua các công ty Hàn Quốc theo dạng tour trọn gói và hầu hết các khâu đều do người Hàn Quốc đảm nhận. Các doanh nghiệp Việt nếu có hợp tác cũng chỉ là doanh nghiệp thứ cấp và chỉ được tham gia một phần nhỏ.

Chính vì thế, các doanh nghiệp trong ngành cần phải bắt tay nhau để cùng xây dựng những gói tour khép kín, giá cả hợp lý thì mới thu hút được các golfer. Để làm được điều đó, cần có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quảng bá, tổ chức các giải đấu quy mô quốc tế, tổ chức các golf tour - loại hình du lịch kết hợp xem thi đấu golf hoặc tham quan trải nghiệm sân golf; phối hợp với các sân golf tạo ra tour trọn gói để các đơn vị lữ hành có thể tham gia bán tour cho du khách.

Lê Minh

Tin cùng chuyên mục

Sóc Trăng khai thác tối đa tiềm năng của Hội chợ OCOP tại Lễ hội Oóc om bóc

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Đại học Đà Nẵng: Gắn kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương

Lạng Sơn thông báo tình hình thực hiện các dự án trọng điểm quý III/2024

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Thành lập Nghiệp đoàn Hướng dẫn viên du lịch TP. Đà Nẵng

Quảng Nam: Khu điều trị kỹ thuật cao “đứng bánh” vì thiếu trang thiết bị y tế

Thừa Thiên Huế: Hội nghị triển khai phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ

10 tháng năm 2024, tỉnh Thái Bình giải ngân vốn đầu tư công gần 5.000 tỷ đồng

Cần Thơ lên kế hoạch tổ chức triển lãm thành tựu 50 năm đổi mới và phát triển

Khai mạc Lễ hội Kanagawa Festival 2024 tại Đà Nẵng

Hoà Bình: Cấm lưu thông tại một số tuyến đường trong Tuần Văn hóa - Du lịch 2024

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Quảng Ninh đẩy mạnh phát triển logistics, thu hút đầu tư vào hạ tầng

Thanh Hóa: 400 cán bộ, chiến sĩ bảo đảm an ninh Lễ Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc

Phương án sắp xếp hành chính tỉnh Nam Định: Giảm 1 huyện và 51 xã

Gia Lai: Khẩn trương khắc phục sự cố thủng đập thuỷ lợi Ia Ring

Hòa Bình: Người dân thoát nghèo nhờ chương trình mục tiêu quốc gia

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư