Thứ ba 29/04/2025 09:57

Hà Nội: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp gia nhập thị trường

Trong Đề án hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025 vừa được thông qua, thành phố phấn đấu đến năm 2025 tốc độ phát triển DN mới bình quân khoảng 10%/năm.

Triển khai hiệu quả

Là đầu tàu kinh tế vùng trọng điểm phía Bắc, thời gian qua, TP. Hà Nội đã xây dựng nhiều giải pháp đột phá, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.

Có chính sách ưu tiên doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ

Theo đó, cùng với cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian khởi sự DN, đẩy mạnh đăng ký kinh doanh qua mạng; giảm thời gian, chi phí thực hiện các quy định của nhà nước trong hoạt động sản xuất, kinh doanh như đất đai, hải quan, thuế, bảo hiểm xã hội, tiếp cận điện năng... việc hỗ trợ DN thành lập mới, đào tạo nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển thị trường... là những nhóm giải pháp thiết thực hỗ trợ cộng đồng DN. Nhờ đó, số DN thành lập mới trên địa bàn thành phố liên tục tăng trong những năm gần đây.

Tính từ năm 2016 - 2020, TP. Hà Nội có hơn 112.000 DN thành lập mới; số lượng DN thành lập mới trung bình mỗi năm tăng 9,7%, nâng tổng số DN trên địa bàn đăng ký hoạt động lên hơn 292.000 DN. Kỷ lục trong năm 2019, TP. Hà Nội đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký cho hơn 27.000 DN. Như vậy, bình quân 35 người dân có 1 DN được đăng ký thành lập, cao gấp 3,8 lần mức bình quân chung cả nước.

Không dừng lại ở hỗ trợ DN thành lập, để thúc đẩy DN phát triển bền vững, thành phố đã chỉ đạo các cấp, ngành tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN trong sản xuất, kinh doanh, nhất là trong lĩnh vực công thương, tài chính, mở rộng thị trường, khuyến khích các mô hình đổi mới sáng tạo… Trong năm qua, thành phố tiếp tục dành nhiều nguồn lực hỗ trợ DN, như: Bố trí kinh phí cho các cơ quan, đơn vị thực hiện 21 chương trình, kế hoạch, đề án và các chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phát triển DN trên địa bàn thành phố; đào tạo kiến thức khởi sự và quản trị cho DN; đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cho các DN nhỏ và vừa do nữ làm chủ trên địa bàn thành phố; hỗ trợ pháp lý cho các DN...

Với việc gia tăng DN thành lập mới, số lượng sản phẩn khu vực DN nhỏ và vừa tạo ra chiếm khoảng trên 30% tổng sản phẩm. Vốn đầu tư của khu vực DN nhỏ và vừa chiếm 25% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội. Vốn đăng ký bình quân của các DN nhỏ và vừa giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 12 - 15 tỷ đồng/DN. Cộng đồng DN đã tạo việc làm cho gần 2,5 triệu lao động, mỗi năm tạo thêm khoảng hơn 140.000 việc làm mới.

Thúc đẩy phát triển kinh tế

Với tốc độ phát triển DN mới bình quân 10%/năm giai đoạn 2021 - 2025, mỗi năm Hà Nội sẽ có khoảng 30.000 DN mới được thành lập. Như vậy, đến năm 2025, thành phố sẽ có thêm 150.000 DN thành lập mới. Các DN này phấn đấu: Tạo thêm 1,5 triệu việc làm mới cho người lao động; tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực DN nhỏ và vừa chiếm trên 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Thủ đô; đóng góp trên 40% tổng sản phẩm trên địa bàn và trên 30% ngân sách thành phố.

Sản xuất công nghiệp tại Cụm công nghiệp Phùng Xá (Mỹ Đức, Hà Nội)

Để DN đạt được mục tiêu như kỳ vọng, thành phố sẽ chi hơn 957 tỷ đồng, bao gồm 832 tỷ đồng từ ngân sách thành phố và hơn 125 tỷ đồng từ kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia. Các chính sách hỗ trợ cụ thể bao gồm: Hỗ trợ DN nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị; hỗ trợ DN thực hiện thủ tục hành chính về đăng ký DN; hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số trong các DN nhỏ và vừa; hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho DN nhỏ và vừa; hỗ trợ chuyên gia tư vấn cho DN nhỏ và vừa; hỗ trợ thúc đẩy hộ kinh doanh chuyển đổi thành DN; chi nghiên cứu xây dựng sách trắng về DN Hà Nội thường niên.

Ngoài ra, Hà Nội cũng đặt mục tiêu hỗ trợ ít nhất 500 DN nhỏ và vừa trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thuộc các ngành: Công nghệ thông tin; công nghiệp điện tử; cơ khí chế tạo; nông nghiệp công nghệ cao; bảo quản và chế biến nông sản, thực phẩm tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị thành công.

Việc HĐND thành phố thông qua Đề án hỗ trợ DN nhỏ và vừa trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2025, một lần nữa cho thấy quyết tâm của thành phố trong việc tiếp tục đồng hành cùng DN phục hồi sản xuất, kinh doanh, đã và đang cụ thể hóa bằng những cơ chế, chính sách cụ thể. Ở chiều ngược lại, trong khó khăn của dịch Covid-19, cộng đồng DN cũng đang nỗ lực để từng bước ổn định sản xuất, kinh doanh, duy trì việc làm, bảo đảm cuộc sống cho người lao động…

Đề án cũng nhận được ý kiến của một số DN: Nên ưu tiên hỗ trợ DN có tiêu chí phù hợp với chủ trương, chiến lược phát triển ngành mũi nhọn của thành phố, để giúp DN phát triển lên tầng lớp mới, khi đó sẽ đạt được mục tiêu trong thời gian ngắn; DN do nữ làm chủ, sử dụng nhiều lao động nữ hoặc DN đang đóng góp nhiều cải tiến sáng tạo cần được ưu tiên để thúc đẩy nhiều hơn.

Tâm An

Tin cùng chuyên mục

Quảng Nam: Kiên cường trong kháng chiến, vươn mình thời hội nhập

Ấm áp những ngọn nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hàng nghìn người dân háo hức đón xem tổng duyệt trình diễn drone

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Đà Nẵng: Thắp nến tri ân các Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội thống nhất còn 126 xã, phường sau sắp xếp

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Đà Nẵng rợp cờ đỏ sao vàng mừng ngày 30/4 lịch sử

Đại biểu tỉnh Thanh Hóa dâng hương tưởng niệm nhân kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

Hàng loạt quán cà phê đỏ rực cờ Tổ quốc ở miền Tây

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà tại Định Công

Đồng Nai kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4

Sau sắp xếp, tỉnh Hải Dương sẽ có 64 xã, phường

Lãnh đạo tỉnh Lai Châu dâng hoa tại Tượng đài Bác Hồ

Lào Cai đề nghị công nhận hai xã đạt nông thôn mới nâng cao

'Vùng đất lửa' Quảng Trị vươn mình thành 'thủ phủ điện gió' miền Trung

Chân dung tân Bí thư Tỉnh uỷ Lâm Đồng

Sóc Trăng phát triển vượt bậc sau 50 năm ngày giải phóng

Bắc Giang giảm tối thiểu 20% cán bộ: Đối tượng nào thuộc diện tinh giản?