Thứ tư 27/11/2024 13:45

Hà Nội: Tăng cường điều tra cơ bản, lập danh sách nghi vấn gian lận thương mại

Trước thực trạng gian lận thương mại, buôn lậu hàng hóa vẫn diễn biến phức tạp, trong tháng 7, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội tiếp tục làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình thị trường, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại, đặc biệt là tại các kho tàng, bến bãi chứa hàng lậu, địa bàn trọng điểm.

Đạt kết quả khả quan

Theo Báo cáo Kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tháng 6, triển khai nhiệm vụ tháng 7 năm 2020, trong tháng 6, tình hình thị trường hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội tương đối ổn định, lượng hàng hóa đa dạng phong phú đảm bảo chất lượng, cung ứng dồi dào đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thủ đô.

Lực lượng QLTT thu giữ hàng nghìn sản phẩm có dấu hiệu giả mạo các thương hiệu nổi tiếng tại các điểm nóng về hàng lậu, hàng giả như: phố Hàng Ngang, Hàng Điếu, hàng Bông, hàng Cân, Hai Bà Trưng, Hàng Cá, Hàng Đường...

Ông Chu Xuân Kiên – Cục trưởng Cục Quản lý thị trường (QLTT), Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội) – cho biết, được sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, UBND thành phố và sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, các lực lượng chức năng thành phố, tình trạng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã đạt được kết quả khả quan.

Kết quả, trong tháng 6, các lực lượng chức năng trên địa bàn thành phố đã tổ chức thanh kiểm tra 5.479 vụ; xử lý: 4.859 vụ. Khởi tố 09 vụ đối với 08 đối tượng. Trong đó, xử lý 347 vụ hàng cấm, hàng lậu; 49 vụ hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ và gần 4.500 vụ gian lận thương mại. Tổng số tiền phạt hành chính, truy thu thuế, thu hồi thuế và tiền bán hàng tịch thu: 298 tỷ 710 triệu đồng.

Theo đó, các lực lượng chức năng đã gắn nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật; cam kết không buôn lậu, không kinh doanh hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và vi phạm an toàn thực phẩm.

Cụ thể, công an thành phố đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, Công an các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch, xác lập chuyên án đấu tranh, nắm chắc tình hình tuyến, địa bàn, đối tượng nhằm triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu, cầm đầu. Đặc biệt, chỉ đạo lực lượng cảnh sát môi trường và các phòng nghiệp vụ có liên quan tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, vận chuyển động vật hoang dã trái phép nhằm góp phần ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

Trong khi đó, Cục Quản lý thị trường Hà Nội tiếp tục thực hiện công tác đấu tranh, phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn thành phố năm 2020. Trong tháng, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 685 vụ; xử lý 479 vụ. Phạt hành chính 4 tỷ 087 triệu đồng. Trị giá hàng tịch thu, hàng buộc tiêu hủy, chuyển đổi mục đích sử dụng 5 tỷ 710 triệu đồng.

Ngoài ra, các sở, ngành thành viên trong BCĐ 389/TP và BCĐ 389 các quận, huyện, thị xã đã tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin tuyên truyền về kết quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng chức năng; công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Quyết liệt đấu tranh chống hàng giả

Với quy mô dân số lớn, kinh tế - xã hội phát triển, lại có tới 13 khu vực giáp ranh với các tỉnh, 55 khu vực giáp ranh giữa các quận, huyện, thị xã, chưa kể các đầu mối bến xe, nhà ga... nên tình trạng sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn thành phố tiếp tục diễn biến phức tạp.

Theo nhận định của ông Chu Xuân Kiên, việc sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong các lĩnh vực như thời trang, hàng dệt may, da giày... vẫn diễn ra với nhiều thủ đoạn và phương thức khác nhau. Bên cạnh đó, tình hình sản xuất, vận chuyển, kinh doanh các mặt hàng là lương thực, thực phẩm, gia súc, gia cầm, trái cây... không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo an toàn thực phẩm cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ khó lường ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Để bảo đảm sự lành mạnh của thị trường cũng như quyền lợi của người dân và doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo 389 Hà Nội đã yêu cầu các sở, ngành thành viên và các địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng chính sách tạo điều kiện lưu thông hàng hóa nhằm trà trộn hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề; theo dõi chặt địa bàn, nhất là đầu mối giao thông, nơi tập kết hàng hóa, hội chợ thương mại. Xây dựng chuyên án đấu tranh với các đường dây sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái nhãn mác…

Bên cạnh đó, lực lượng 389 Hà Nội cũng tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin với các lực lượng chức năng trung ương và các địa phương để nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Đặc biệt làm tốt công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình thị trường, lập danh sách đối tượng, cơ sở có biểu hiện nghi vấn buôn lậu, gian lận thương mại; các kho tàng, bến bãi chứa hàng lậu, các địa bàn trọng điểm như chợ Đồng Xuân (Hoàn Kiếm), chợ Ninh Hiệp (Gia Lâm), ga đường sắt Yên Viên, ga Gia Lâm, sân bay quốc tế Nội Bài,... các mặt hàng trọng điểm như rượu, bia, thuốc lá, xăng dầu, thuốc tân dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, thực phẩm tươi sống,…”- ông Chu Xuân Kiên nhấn mạnh.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh