Hà Nội phát động thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới nền kinh tế số

Việc triển khai tuyến phố không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện để người dân được trải nghiệm những hình thức thanh toán mới, hiện đại.
Thanh toán thẻ đã phát triển, nhưng người dân vẫn cần “tiện và lợi” hơn nữa Chuyên gia kinh tế: Thanh toán không dùng tiền mặt là phương án chống tham nhũng hiệu quả

Từng bước xây dựng nền kinh tế số

Sáng 7/10, Sở Thông tin và Truyền thông, UBND quận Hoàn Kiếm, Ngân hàng nhà nước chi nhánh TP Hà Nội, Sở Công Thương tổ chức sự kiện “Phát động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm”.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải cho biết: TP Hà Nội đã xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, là một giải pháp quan trọng, cấp thiết, làm cơ sở xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chuyển đổi số thực hiện đồng bộ trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Hà Nội phát động thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới nền kinh tế số
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải phát biểu tại Lễ phát động

Thành phố đã ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hằng năm để đảm bảo cơ sở thực tiễn, cơ sở pháp lý cho chuyển đổi số. Đặc biệt, Thành ủy đã ban hành Nghị quyết số 18 và UBND Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 239 về chuyển đổi số, xây dựng TP Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đây chính là định hướng quan trọng để đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố.

“Hưởng ứng ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, TP Hà Nội đã lựa chọn chủ đề của Ngày chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn năm 2023 là “Khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị” và sự kiện “Phát động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm” ngày hôm nay là một trong những hoạt động tiêu biểu trong chuỗi các hoạt động, sự kiện của thành phố” - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND Thành phố, việc triển khai tuyến phố không dùng tiền mặt có ý nghĩa quan trọng, là điều kiện thuận lợi cho người dân trên địa bàn thành phố được trải nghiệm những hình thức thanh toán mới, hiện đại. Đồng thời, giúp người dân dần tiếp cận nhanh các ứng dụng, tiện ích trong thời đại số, góp phần xây dựng các công dân số, xã hội số... Qua đó, thành phố từng bước hỗ trợ đưa phương thức thanh toán số trở thành công cụ thanh toán chủ yếu trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa của người dân, tạo động lực cho sự phát triển của các dịch vụ thanh toán số thông minh.

Cùng với đó, góp phần nâng cao tính minh bạch trong thanh toán, đa dạng mạng lưới bán hàng, dần hoàn thiện cơ sở dữ liệu người tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ Nhân dân.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Minh Hải bày tỏ: "Thành phố tin tưởng và mong muốn rằng, sự kiện này sẽ được đông đảo người dân và cộng đồng doanh nghiệp đón nhận, nhiệt tình hưởng ứng tham gia và tiếp tục chung sức, đồng lòng cùng các cấp, ngành của thành phố trong các hoạt động tiếp theo để từng bước xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số...".

Xu hướng tất yếu trong thương mại toàn cầu

Theo Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Việt Hùng: Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu, đã và đang góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, hướng đến tiêu dùng văn minh, hiện đại.

Hà Nội phát động thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới nền kinh tế số
Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Việt Hùng phát biểu tại Lễ phát động

Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hà Nội và Sở Công Thương, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn thành phố trong thời gian qua diễn ra an toàn, hiệu quả, thông suốt, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh.

Một số chỉ tiêu đạt được trong năm 2022 như: Tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt trong giao dịch điện tử ước đạt 45%; tỷ lệ thanh toán hóa đơn tiền nước không dùng tiền mặt đạt 96,67%; tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt đạt 99,9%…

"Trên cơ sở triển khai thí điểm, các Sở, ngành sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng trên toàn thành phố hướng tới mỗi quận, huyện, thị xã đều có tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt và số lượng tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt tăng dần hàng năm" - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chia sẻ.

Theo Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long, trong thời gian qua, quận Hoàn Kiếm với quyết tâm rất cao thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Ngay từ ngày 1/1/2023, chính quyền quận Hoàn Kiếm từ cấp quận đến cấp phường đã thực hiện ký số 100% các văn bản, toàn bộ hồ sơ, giấy tờ đều được ban hành, luân chuyển trên môi trường mạng.

Quận cũng thúc đẩy các dịch vụ chứng thực điện tử, trả kết quả điện tử tới người dân khi thực hiện các dịch vụ công, giúp giảm được chi phí vận hành, chi phí xã hội, tái cấu trúc được quy trình làm việc đơn giản hơn, thuận tiện hơn, đem đến những lợi ích thiết thực cho các hoạt động của chính quyền và người dân.

Hà Nội phát động thanh toán không dùng tiền mặt, hướng tới nền kinh tế số
Các đại biểu phát động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Song song với việc phát triển chính quyền số, quận Hoàn Kiếm cũng chú trọng đến sự phát triển của kinh tế số. Quận là một trong các đơn vị dẫn đầu về thu ngân sách của thành phố (9 tháng đầu năm 2023 thu ngân sách quận ước đạt 13.000 tỷ đồng), các khoản thu thuần tuý là tài chính, thương mại, dịch vụ, không có thu về nông nghiệp và công nghiệp.

Vì vậy, việc thanh toán không tiền mặt là nhu cầu tự nhiên của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn quận. Đến hôm nay, khi thực hiện các giao dịch trên các tuyến phố của quận Hoàn Kiếm, dù có mức chi phí dưới 10.000 đồng, người dân cũng có thể thanh toán bằng các hình thức chuyển khoản hoặc quét mã QR với các hộ kinh doanh và doanh nghiệp. Có thể nói, quận Hoàn Kiếm đã sẵn sàng cho việc chuyển đổi mạnh mẽ về cách thức thanh toán không dùng tiền mặt văn minh, hiện đại hơn.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chia sẻ, sau hôm nay, quận sẽ chọn những tuyến phố đặc thù như: Phố đi bộ, phố sách, phố ẩm thực, một số trung tâm thương mại, chợ truyền thống… để gắn biển công nhận “tuyến phố không dùng tiền mặt”, từ đó nhân rộng trên địa bàn.

Sự kiện sẽ diễn ra trong thời gian từ ngày 7/10-8/10. Tham dự có 10 ngân hàng và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt đăng ký tham gia như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Chương Dương, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Tràng An, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Hùng Vương, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank) - Chi nhánh Hoàn Kiếm, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Sacombank - Chi nhánh Thủ Đô, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Công ty CP Zion (ZaloPay), Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến (Momo), Công ty Cổ phần Paytech (Ứng dụng tích điểm MyPoint/EPoint).

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Thông tin và Truyền thông

Tin cùng chuyên mục

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Năm 2050, Bình Dương phấn đấu trở thành trung tâm dịch vụ logistics hiện đại

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Bắc Giang: Rà soát, xử lý nghiêm cơ sở dịch vụ cho thuê trọ vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Chủ tịch tỉnh Hà Giang kiểm tra một số dự án đầu tư ở Mèo Vạc

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Bắc Giang: Điều chỉnh quy hoạch, tạo động lực phát triển kinh tế

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Quảng Ninh: Cặp cửa khẩu song phương Hoành Mô - Động Trung tạo động lực mới cho huyện biên giới

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Tuyên Quang: Nâng tầm sản phẩm công nghiệp nông thôn

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành trung tâm kinh tế biển quốc gia

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thái Nguyên trong "cuộc đua" hút vốn FDI

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Thấy gì từ vị trí Top 10 bảng xếp hạng PCI của Phú Thọ?

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Quy hoạch đến năm 2050: Bình Dương trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hiện đại

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Đột phá về Chỉ số PCI, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận gửi thư cảm ơn doanh nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự án trọng điểm đường 991B bao giờ hoàn thành?

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Bắc Giang: Chỉ số PCI xếp thứ 4 trong Top 30 tỉnh, thành phố

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng lần thứ 3

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Mù Cang Chải: Đổi thay nhờ phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng nông thôn mới

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Lai Châu: Kết nối thu hút doanh nghiệp Canada đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xem thêm