Thứ ba 24/12/2024 06:29

Hà Nội nâng cao văn hóa ứng xử và ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển du lịch

Ngày 30/11, Sở Du lịch Hà Nội đã phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị triển khai ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch và ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển du lịch với sự tham gia của gần 100 đại biểu đến từ các doanh nghiệp, các cán bộ quản lý văn hóa, du lịch tại các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội.

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, chất lượng điểm đến, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL), UBND TP. Hà Nội đã có nhiều văn bản quy định về văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch. Theo ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Phụ trách Sở Du lịch Hà Nội - thời gian qua, Sở Du lịch Hà Nội đã tích cực triển khai đầy đủ các quy tắc ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch trên địa bàn tới các đơn vị, địa phương liên quan và các doanh nghiệp, người dân hoạt động du lịch thông qua nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị, lớp tập huấn; văn bản, tài liệu hướng dẫn; phát hành tập gấp, tờ rơi gửi đến các doanh nghiệp du lịch, các địa phương và tổ chức, cá nhân liên quan; đăng tải nội dung quy tắc trên website của sở. Đồng thời, lồng ghép nội dung ứng xử văn minh du lịch vào các chương trình tập huấn về quản lý du lịch, xây dựng sản phẩm...; trong một số chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghề du lịch.

Ông Trần Trung Hiếu - Phó Giám đốc Phụ trách Sở Du lịch Hà Nội phát biểu tại Hội nghị

Cũng theo ông Trần Trung Hiếu - ứng xử văn minh du lịch là yếu tố quyết định một điểm đến thực sự là an toàn, thân thiện, mến khách. Trong bối cảnh mới hiện nay khi dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động du lịch thì bên cạnh các quy định ứng xử đã có, cần bổ sung thêm các nội dung, yêu cầu mới trong an toàn phòng chống dịch như vấn đề kì thị, phân biệt đối xử với du khách. Việc triển khai và thực hành đầy đủ bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch sẽ tạo bước chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành vi ứng xử của từng cá nhân khi tham gia hoạt động du lịch trên địa bàn, góp phần nâng cao chất lượng điểm đến du lịch Thủ đô, du khách đến Hà Nội cần nhận được các giá trị mẫu mực về ứng xử thanh lịch, văn minh, nơi tôn vinh, quảng bá những giá trị ngàn năm của mảnh đất Thăng Long - Hà Nội.

Bà Trương Thị Thu Hương - Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch chia sẻ - Bộ VHTTDL đã ban hành Bộ quy tắc ứng dung trong du lịch nhằm quy định những chuẩn mực chung cho các hoạt động tham gia du lịch nhằm nâng cao chất lượng điểm đến, chất lượng sản phẩm du lịch. Với thông điệp nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh du lịch nhiều chiến dịch bảo vệ môi trường như: Go Green - Du lịch xanh hay hạn chế rác thải nhựa trong du lịch đã tạo hiệu ứng lan tỏa rộng rãi đến cộng đồng xã hội và du khách.

Bên cạnh việc nâng cao văn hóa ứng xử thì công tác ứng dụng công nghệ thông tin, thúc đẩy chuyển đổi số cũng được xem là một trong những giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch bền vững nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 đã và đang có chiều hướng diễn biến phức tạp.

Theo ông Lê Tuấn Anh - Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch, Tổng cục Du lịch - trong vòng 2 tháng gần trở lại đây trên 80% công nghệ mới đã được tạo ra hoặc được ứng dụng trong quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Điều đó cho thấy ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số để phát triển du lịch là xu hướng tất yếu.

“Trên địa bàn Hà Nội, thời gian qua đã có sự phát triển mãnh mẽ về ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Du lịch, như các app ứng dụng kết nối dịch vụ: cho phép du khách mua vé tham quan, thanh toán dịch vụ từ xa, sử dụng hệ thống thuyết minh tự động, khám phá di sản bằng công nghệ 3D…”, ông Trần Trung Hiếu cho biết.

Tại hội nghị các cán bộ quản lý văn hóa, du lịch và đại diện lãnh đạo các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch đã được các chuyên gia đến từ Tổng cục Du lịch chia sẻ các nội dung trong bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch; xu hướng phát triển du lịch thông minh trên thế giới, định hướng phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam; chủ trương, chính sách của Việt Nam trong phát triển du lịch thông minh….

Phát triển kinh tế du lịch nhanh và bền vững dựa trên những chuẩn mực trong văn hóa ứng xử, ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thành tựu của Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư là một trong những định hướng quan trọng của du lịch thủ đô, nhằm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30/9/2020 của UBND TP. Hà Nội về việc thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 theo Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Để nâng cao văn hóa ứng xử trong hoạt động du lịch Bộ VHTTDL có Quyết định số 718 ngày 2/3/2017 ban hành bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch, đưa ra những Quy định mang tính chuẩn mực nhằm định hướng hành vi, thái độ, thói quen, cách thức ứng xử văn minh của tổ chức và cá nhân khi tham gia các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, UBND TP. Hà Nội cũng đã có Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 10/3/2017 ban hành quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn Thành phố, trong đó có mục riêng quy định tại tại khu vui chơi, giải trí, điểm tham quan du lịch.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Yên Bái: Sắp diễn ra Festival khèn Mông, Lễ hội hoa Tớ dày tại huyện Mù Cang Chải

Du khách Mỹ: Tôi cảm thấy như ở nhà khi đón Giáng sinh tại Hà Nội

Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam khảo sát các sản phẩm du lịch của đồng bào dân tộc tại Hà Giang

Đà Nẵng: Hàng nghìn du khách bạn trẻ hào hứng cùng thắp sáng Cây thông Ánh sáng

Lần đầu triển khai chiến dịch Đà Nẵng Food Tour với hàng loạt ưu đãi hấp dẫn

Du lịch Đà Nẵng 2024 phá kỷ lục, tăng trưởng vượt kỳ vọng

Làng rau Trà Quế được công nhận 'Làng Du lịch tốt nhất năm 2024'

Chính thức khai mạc Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất

Du lịch Sầm Sơn đặt mục tiêu đón 9,68 triệu lượt khách năm 2025, doanh thu 21 nghìn tỷ đồng

Du lịch xanh bắt đầu từ hành động của mỗi doanh nghiệp

Du lịch Quảng Bình vượt con số 5 triệu lượt khách trong năm 2024

Đà Lạt đẹp lung linh và huyền ảo bởi lễ hội carnaval đường phố "Hoa và Di sản"

Hơn 15,8 triệu lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 11 tháng năm 2024

Tuần lễ du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu 2024 có gì đặc sắc?

Có gì hấp dẫn trong lễ hội hoa hướng dương mang phong cách Cowboy lớn nhất năm tại Van Phuc City?

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình dự Lễ khai mạc Festival hoa Đà Lạt năm 2024

Tuần lễ Du lịch TP. Hồ Chí Minh năm 2024 có gì mới và đặc sắc?

Cát Bà chọn đúng nhà đầu tư tâm huyết phát triển du lịch bền vững

Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn: Cơ hội ‘vàng’ quảng bá du lịch Việt Nam

Săn đồ cũ trở thành xu hướng du lịch của người Việt năm 2025