Thứ hai 23/12/2024 06:17

Hà Nội: Không để tình trạng chợ cóc, chợ tạm hoạt động khi đã có Công điện 15

Dịch bệnh Covid-19 phức tạp, tuy nhiên, có nơi, có chỗ chưa thực hiện nghiêm Công điện 15. Do đó, UBND TP. Hà Nội yêu cầu các cấp cơ sở phải vào cuộc kịp thời, kiểm tra thực hiện nghiêm các quy định chứ không để tình trạng chợ cóc, chợ tạm, đã cấm từ trước Công điện 15 nhưng vẫn còn một số nơi hoạt động. Đóng cửa, rút giấy phép các cơ sở kinh doanh vi phạm phòng chống dịch Covid-19.

Sáng ngày 20/7, ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thành phố (TP) đã chủ trì phiên họp trực tuyến lần thứ 120 với các quận, huyện, xã, phường.

Ông Chu Ngọc Anh - Chủ tịch UBND TP. Hà Nội, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP đã chủ trì phiên họp

Theo UBND TP, đến hôm nay (20/7) Hà Nội có 486 ca mắc Covid-19, số ca cộng đồng là 296 ca, 9 chùm ca bệnh cần tiếp tục kiểm soát. Tổng số điểm phong tỏa trong sáng nay là 46 điểm. Diễn biến dịch bệnh trên địa bàn Thủ đô gần đây rất phức tạp. Số ca mắc mới tăng từng ngày. Cụ thể, ngày 17/7 có 19 ca; 44 ca ngày 18/1 và 41 ca ngày 19/7; trong ngày 20/7 tiếp tục có nhiều ca nhiễm. Bên cạnh đó, hiện nay lưu lượng người dân từ vùng dịch về Hà Nội vẫn nhiều. Ngày 19/7, 1.377 khách từ TP.HCM về qua đường hàng không; 3.190 khách các tuyến từ Đà Nẵng trở vào về Thủ đô qua đường bộ…. Đây là nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn, không bám sát diễn biến từ cơ sở mà để trễ chỉ 1, 2 ngày sẽ rất nguy hiểm.

Về 3 ca nhiễm mới là dược sĩ ở hiệu thuốc Đức Tâm (đường Láng), theo báo cáo của quận Đống Đa là hết sức phức tạp; đã có 11 ca dương tính ban đầu và một số F1 đang có dấu hiệu trở thành F0…

Ông Chu Ngọc Anh phê bình, đây là việc thực hiện không nghiêm túc chỉ đạo của TP, không kiểm soát người đến mua thuốc bị ho sốt, chưa thực hiện tốt việc phối hợp thông báo thông tin để xét nghiệm mà ngược lại để lây nhiễm, đến khi có triệu chứng rõ ràng những ca này mới xét nghiệm. Do đó, cần xem xét xử lý trách nhiệm để lây lan dịch bệnh…

Bên cạnh việc chủ động ngăn chặn mầm bệnh xâm nhập vào TP, TP đã tăng cường 2 “cánh quân”: tầm soát các trường hợp ho sốt, mất vị giác và tầm soát các khu vực nguy cơ để khóa chặt mầm bệnh.

Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh hiện nay, việc 1 F0 gây ra khoảng 50 ca lây nhiễm, như vậy tần suất cao, phổ biến, không lan nhỏ như trước đây. Từ đó, ông Chu Ngọc Anh yêu cầu kiểm soát các ca nhiễm mới với tốc độ nhanh nhất tiếp tục được tập trung hàng đầu. TP tiếp tục tăng cường xét nghiệm đối với các nhóm đối tượng có nguy cơ cao, các đối tượng liên quan đến F0, F1 để sàng lọc nhanh nhất nhằm phát hiện các ca bệnh, tiến hành dập dịch hiệu quả.

Liên quan đến thực hiện Công điện 15 của UBND TP. Hà Nội, hiện ở một số nơi, việc thực hiện còn chưa nghiêm túc như cơ quan công sở làm việc trực tuyến chưa nhiều, các chợ dân sinh, chợ đầu mối,... người dân ra đường ở một số trục đường, khu vực vẫn rất đông.

Yêu cầu cao nhất hiện nay là thực hiện và thực sự đưa các nội dung của Công điện 15 vào cuộc sống. Ông Chu Ngọc Anh yêu cầu các cấp cơ sở phải vào cuộc kịp thời, kiểm tra thực hiện nghiêm các quy định chứ không để tình trạng chợ cóc, chợ tạm, đã cấm từ trước Công điện 15 nhưng vẫn còn một số nơi hoạt động.

Đóng cửa, rút giấy phép các cơ sở kinh doanh vi phạm là việc làm cần thiết. Song hành với tăng cường kiểm tra kiểm soát, từ cấp trên xuống cấp dưới, phải xử lý nghiêm vi phạm thiếu sót của cán bộ và người dân vi phạm các quy định của TP. Các quận huyện căn cứ vào tình hình thực tế để thực hiện các biện pháp phòng dịch mạnh mẽ hơn. “Ví dụ như ở các xã gần khu công nghiệp có ca lây nhiễm thì có thể xem xét thực hiện Chỉ thị 16…”, ông Chu Ngọc Anh dẫn chứng.

Đồng thời lưu ý người dân cần luôn nhớ thực hiện 5k ở mọi chỗ. Nếu người nhà về từ vùng dịch hay có biểu hiện ho sốt cần báo ngay cho y tế, tổ Covid-19 cộng đồng. Chính quyền các cấp luôn đảm bảo mọi điều kiện phục vụ tốt nhất đời sống người dân.

Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: chợ cóc ngã tư sở

Tin cùng chuyên mục

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ

Giao lưu văn hóa giữa lực lượng biên phòng Hà Giang (Việt Nam) và Vân Nam (Trung Quốc)

Bài cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững