Thứ ba 19/11/2024 23:31

Hà Nội kêu gọi nhà đầu tư làm 310 nhà chờ xe buýt ngoại thành

Hà Nội đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư hệ thống nhà chờ xe buýt tại khu vực ngoại thành nhằm tăng khả năng tiếp cận của hành khách, nâng cao tỷ lệ người dân sử dụng xe buýt.

Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa có thông báo mời các đơn vị có nhu cầu và khả năng hợp tác cùng Tổng công ty triển khai đầu tư hệ thống nhà chờ xe buýt trên địa bàn các huyện ngoại thành và thị xã Sơn Tây để thu hút người dân tham gia, sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Theo đó, Hà Nội sẽ xây dựng, lắp mới khoảng 310 nhà chờ xe buýt với thiết kế đồng bộ, đáp ứng yêu cầu về mỹ quan, tăng cường khả năng tiếp cận của người dân với dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; có hệ thống nguồn điện năng lượng Mặt trời trên mái...

Các bên sẽ thuê thiết kế, lựa chọn các mẫu thiết kế phù hợp để báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Thời gian hoạt động của dự án, khai thác quảng cáo hai bên sẽ thỏa thuận và xác định cụ thể trên cơ sở báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.

Hà Nội kêu gọi nhà đầu tư làm khoảng 310 nhà chờ xe buýt ngoại thành.

Về phương án tài chính, nhà đầu tư tự bỏ 100% kinh phí để đầu tư xây dựng, vận hành khai thác và duy tu bảo trì, bảo dưỡng toàn bộ các hạng mục công trình. Để hoàn vốn, nhà đầu tư được phép kinh doanh quảng cáo trên các nhà chờ đã đầu tư (ngoại trừ phần diện tích phục vụ thông tin hoạt động xe buýt).

Phía Hà Nội yêu cầu đơn vị hợp tác đầu tư phải đảm bảo năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư (có bảo lãnh của ngân hàng); ưu tiên đơn vị có kinh nghiệm đầu tư khai thác quảng cáo trên các hệ thống hạ tầng giao thông công cộng.

Trước đó, theo khảo sát của Sở Giao thông Vận tải, hiện có 71 tuyến xe buýt đi qua khu vực các huyện và thị xã Sơn Tây (chiếm tỷ lệ 57% tổng chiều dài mạng lưới của thành phố), với 2.127 điểm dừng, trong đó có 23 điểm dừng có nhà chờ. Cự ly bình quân giữa các điểm dừng ở khu vực ngoại thành khoảng 900m.

Về vị trí, nhà chờ được lựa chọn phải bảo đảm cự ly khoảng cách giữa các điểm đón trả khách; khu vực tập trung đông người tham gia dịch vụ; có đủ điều kiện mặt bằng để lắp đặt; thuận lợi cho người đi bộ tiếp cận nhà chờ và không ảnh hưởng đến các công trình kế cận.

Sở Giao thông Vận tải đề xuất Ủy ban Nhân dân thành phố giao Tổng công ty Vận tải Hà Nội tổ chức nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng nhà chờ trên cơ sở 307 vị trí đã được đề xuất và tổ chức quản lý sau đầu tư theo đúng chỉ đạo của thành phố./.

www.vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: tăng giá vé xe buýt

Tin cùng chuyên mục

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Nỗ lực vượt khó, đảm bảo tiến độ thu ngân sách năm 2024

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Cánh chim đầu đàn của ngành giáo dục Hoà Bình

Sắp diễn ra Hội nghị Sơ kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh và vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

6 nhiệm vụ chính tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Hòa Bình năm 2024

Hoà Bình: Nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Công ty Kinh doanh điện Thanh Hóa nói gì về việc điện yếu tại xã Hà Sơn?

Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình ủng hộ 4,3 tỷ đồng hỗ trợ người nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thanh Hóa chung tay xây dựng nhà ‘Đại đoàn kết’ cho hộ nghèo

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

PC Bạc Liêu: Nhiều hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành điện lực

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số