Thứ bảy 09/11/2024 02:30

Hà Nội đẩy mạnh công tác khuyến công

Nhằm tháo gỡ một phần khó khăn đồng thời phát huy hơn nữa hiệu quả công tác khuyến công, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành văn bản chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên địa bàn thành phố.  
Giai đoạn 2016-2020, khuyến công Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 60.000-75.000 lao động nông thôn

Hiệu quả tích cực

Sau 5 năm thực hiện Chương trình khuyến công thành phố giai đoạn 2011-2015, khuyến công Hà Nội đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp thành phố (trung tâm) đã tổ chức 473 lớp truyền nghề, nhân cấy nghề cho 17.800 lao động nông thôn với các nghề: Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, cơ khí... Kết thúc các khóa truyền nghề, cấy nghề, trên 80% số lao động có việc làm. Đặc biệt từ năm 2012 - 2015 đã cấy nghề cho 250 làng thuần nông, các làng được cấy nghề cơ bản duy trì được nghề sau khi cấy.

Cũng từ chương trình này, hơn 5.000 lượt doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) được hỗ trợ kinh phí; tạo việc làm và tăng thu nhập cho gần 50.000 lao động nông thôn; hơn 1.000 mẫu sản phẩm mới được tạo ra giúp nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đa dạng mẫu mã, đáp ứng yêu cầu của khách hàng… Hà Nội cũng đã tổ chức 35 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, quản trị, thiết kế mẫu, xuất nhập khẩu, quản trị bán hàng… cho 3.000 lượt cán bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, cơ sở CNNT… Qua đó, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.

Ngoài ra, Sở Công Thương thành phố cũng đã chỉ đạo trung tâm lồng ghép các hoạt động khuyến công để triển khai thực hiện chương trình nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015; kết hợp hoạt động khuyến công với xúc tiến thương mại để thực hiện chương trình đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên, sau nhiều năm triển khai công tác khuyến công vẫn gặp một số trở ngại. Trong đó, đội ngũ làm công tác khuyến công cấp huyện chủ yếu là kiêm nhiệm, khuyến công viên cấp xã chưa được hình thành; một số nội dung của chương trình còn hạn chế do thiếu văn bản hướng dẫn và kinh phí đã ảnh hưởng tới hiệu quả công tác khuyến công.

Đẩy mạnh hoạt động

Để tháo gỡ một phần vướng mắc còn tồn tại cho công tác khuyến công đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở CNNT phát triển sản xuất kinh doanh, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Văn bản số 6050/ UBND-KT về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Sở Công Thương chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình khuyến công thành phố giai đoạn 2016-2020; rà soát, tham mưu trình UBND thành phố hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công. Theo đó 5 năm tới, khuyến công Hà Nội lấy các doanh nghiệp tiềm năng làm nòng cốt để phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển mẫu mã, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, đổi mới công nghệ thiết bị, xử lý ô nhiễm môi trường; tạo việc làm cho khoảng 60.000-75.000 lao động nông thôn; tạo ra hơn 2.500 mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ có thiết kế mới phục vụ xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủ công mỹ nghệ đạt hơn 400 triệu USD vào năm 2020.

Căn cứ Chương trình khuyến công thành phố giai đoạn 2016-2020, các Sở, ban, ngành, hiệp hội… xây dựng kế hoạch khuyến công hàng năm, đảm bảo thiết thực hiệu quả và tập trung vào một số nội dung: Truyền nghề; quảng bá giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ; hỗ trợ khởi nghiệp và thành lập doanh nghiệp làng nghề…

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Công Thương xem xét, cân đối trình UBND kế hoạch vốn ngân sách thành phố đầu tư nâng cấp trụ sở, cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho trung tâm theo hướng chuyên nghiệp, tăng cường kết nối với các tổ chức dịch vụ khuyến công khác để nâng cao hiệu quả hoạt động.

UBND các quận, huyện, thị xã hàng năm bố trí ngân sách địa phương đảm bảo cho hoạt động khuyến công; tập trung vào các nội dung chương trình khuyến công chưa triển khai hoặc triển khai một phần; phối hợp nâng cao trình độ, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công trên địa bàn.

Việt Nga

Tin cùng chuyên mục

Sắp diễn ra Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững làng nghề Hà Nội

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Đà Nẵng: Hỗ trợ hơn 2,26 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Lai Châu: Thu hút đầu tư lĩnh vực công nghiệp để phát huy tiềm năng, lợi thế

Sắp diễn ra Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2024

Bến Tre: Hỗ trợ tích cực các cơ sở sản xuất sản phẩm từ quả dừa

Khai mạc Hội chợ Công Thương khu vực phía Bắc – Hòa Bình 2024

Đề xuất gỡ vướng cho nội dung khuyến công hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị

Kiên Giang: Khuyến công quốc gia hỗ trợ phát triển nghề chế biến nước mắm

Phú Yên: Khuyến công địa phương hỗ trợ phát triển sản phẩm thế mạnh

Khuyến công Bình Dương hỗ trợ lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hà Nội: Kết nối cung cầu nguyên liệu đầu vào ngành thủ công mỹ nghệ

Tìm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác khuyến công khu vực phía Nam

Vinh danh 90 tác phẩm đạt giải Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2024

Hội nghị khuyến công các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam lần thứ XIV, năm 2024

Trà Vinh: 9 tháng nghiệm thu 6 đề án khuyến công

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn tại Tuyên Quang chuyển đổi số

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Sắp diễn ra Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024

Quảng Bình có 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực