Thứ sáu 22/11/2024 19:55

Hà Nội: Cuối năm 2023, sẽ trình Chính phủ Đề án huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận

Theo kế hoạch, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ về Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm, hoàn thành trong quý IV/2023.

Ngày 3/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành hành Kế hoạch số 68/KH-UBND triển khai thực hiện Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận.

Hà Nội: Cuối năm 2023, sẽ trình Chính phủ Đề án huyện Đông Anh, Gia Lâm lên quận

Kế hoạch nhằm xác định các nội dung công việc, các yêu cầu về tiến độ thời gian; phân công nhiệm vụ và tiến độ cụ thể cho các sở, ngành, UBND 5 huyện và các đơn vị có liên quan để chủ động triển khai tổ chức thực hiện bảo đảm đúng kế hoạch, tiến độ đề ra theo từng ngành, lĩnh vực, địa phương quản lý.

Theo đó, UBND các huyện Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án đầu tư, xây dựng các huyện thành quận để hoàn thành việc đạt các tiêu chí thành lập quận, phường; rà soát, đánh giá mức độ đạt các tiêu chí này.

Đối với các tiêu chí chưa đạt, các địa phương xây dựng giải pháp, cân đối nguồn lực để thực hiện đạt tiêu chí; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất về các sở chuyên ngành, Ban Chỉ đạo Đề án đầu tư, xây dựng 5 huyện thành quận, chỉ đạo các sở, ngành tháo gỡ hoặc tham mưu UBND thành phố giải quyết.

Các sở, ngành hướng dẫn các huyện rà soát, đánh giá các tiêu chí; phối hợp với 5 huyện để đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí, báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo thành phố.

Về hoàn thiện hồ sơ, Đề án và thực hiện các quy trình, thủ tục báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định việc thành lập quận, phường như sau:

Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo UBND thành phố, Thành ủy về việc hoàn thiện hồ sơ, Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong tháng 6/2023; đối với 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì hoàn thành trong quý II/2024.

UBND thành phố sẽ trình HĐND thành phố thông qua chủ trương đề nghị Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong tháng 7/2023; 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì, hoàn thành trong quý III/2024.

Hoàn thiện hồ sơ, trình Chính phủ về Đề án đối với 2 huyện Đông Anh, Gia Lâm hoàn thành trong quý IV/2023; 3 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Trì hoàn thành trong năm 2025.

Kế hoạch cũng cho biết, kết quả thực hiện các tiêu chí đến hết năm 2022, về 2 tiêu chuẩn “Diện tích tự nhiên” và “Quy mô dân số” của đơn vị hành chính, đối với 2 tiêu chí huyện thành quận, cả 5 huyện đều đạt.

Đối với 2 tiêu chí xã thành phường, hầu hết các xã không đạt (huyện Đông Anh có 16/24 xã đạt; huyện Gia Lâm 4/22 xã đạt; huyện Hoài Đức 3/22 xã đạt; huyện Thanh Trì 2/16 xã đạt; huyện Đan Phượng 2/16 xã đạt). Đến nay, chỉ có huyện Gia Lâm có dự thảo phương án đề xuất sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã; các huyện còn lại chưa báo cáo.

Kết quả huyện tự đánh giá thực hiện các tiêu chí thuộc các nhóm “Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội” và “Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị”, cả 5 huyện đều chưa đáp ứng đủ 31 tiêu chí huyện thành quận và 16 tiêu chí xã thành phường.

Theo báo cáo đánh giá của các huyện và rà soát sơ bộ của các sở, ngành, về tiêu chí huyện thành quận, 2 huyện Đông Anh và Gia Lâm đã đạt mức tối thiểu quy định (đối với nhóm cơ sở hạ tầng đô thị, huyện Gia Lâm đạt 24/25 tiêu chí, huyện Đông Anh đạt 22/25 tiêu chí); các huyện còn lại chưa đạt.

Về tiêu chí xã thành phường, huyện Đông Anh đã đạt mức tối thiểu nhóm cơ sở hạ tầng đô thị (10/13 tiêu chí); huyện Gia Lâm đạt mức tối thiểu nhóm cơ sở hạ tầng đô thị theo phương án điều chỉnh địa giới (10/13 tiêu chí).

Bên cạnh đó, hiện nay, theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức vẫn còn một phần là khu vực nông thôn (nằm ngoài phạm vi phát triển đô thị).

Theo báo cáo của 5 huyện, đến nay, còn 8 tiêu chí do 6 sở, ngành phụ trách đang vướng mắc trong việc xác định phương pháp tính toán và đang xin ý kiến hướng dẫn của bộ, ngành chủ quản.

Quy định pháp lý về cách xác định, phương pháp tính toán chưa rõ ràng, chưa thống nhất được phương pháp tính. Do đó, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án, UBND thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện các nội dung công việc tiếp theo.

Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: Chính phủ

Tin cùng chuyên mục

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Đài tưởng niệm liệt sĩ ngành bưu điện Quảng Nam – Đà Nẵng đón nhận xếp hạng di tích lịch sử

Quảng Ninh nỗ lực tăng thu ngân sách nội địa, tạo nguồn lực cho phát triển

Quảng Ninh: Liên kết hợp tác xã, thúc đẩy kinh tế tập thể

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Thắp sáng tri thức nơi đảo xa - Bài 1: 'Ngọn hải đăng' trên đảo nhỏ

Hòa Bình đón nhận Bằng xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành

Bắc Ninh bàn giải pháp gỡ khó cho phát triển và quản lý chợ

Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo khu vực miền Trung năm 2024

Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân chuyên đề tháng 11/2024

Nhân sự phía Nam: Điều động, bổ nhiệm cán bộ chủ chốt các tỉnh: Cà Mau, An Giang và 4 địa phương