Thứ sáu 08/11/2024 09:50

Hà Nội còn hai ổ dịch lở mồm long móng trên đàn lợn

Từ 16 ổ dịch lở mồm long móng trên đàn lợn, hiện Hà Nội chỉ còn hai nơi có dịch chưa qua 21 ngày là Chương Mỹ và Thường Tín. Hà Nội hiện không phát sinh ổ dịch mới.  

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 12/2018, cả nước có 38 ổ dịch lở mồm long móng (LMLM). Trong đó, Hà Nội là địa phương có tới 16 ổ dịch, cao nhất nước. Dịch bệnh LMLM đã xảy ra tại 15 xã thuộc 4 huyện trên địa bàn Hà Nội, gồm: Quốc Oai, Ba Vì, Đan Phượng và Thường Tín, buộc phải tiêu hủy 821 con gia súc.

Hà Nội còn hai ổ dịch lở mồm long móng trên đàn lợn

Ông Nguyễn Ngọc Sơn - Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội - cho biết, hiện Hà Nội chỉ còn hai nơi có dịch chưa qua 21 ngày là Chương Mỹ và Thường Tín. Không phát sinh ổ dịch mới. Hà Nội đã quyết tâm dập dịch, không để bùng phát ổ dịch mới, kịp thời phát hiện, khai báo, tiêm phòng bao vây, tẩy uế toàn thành phố từ ngày 15-25/12/2018.

Phân tích nguyên nhân bùng phát dịch LMLM tại Hà Nội, đại diện Cục Thú y cho hay, do nhận thức của người dân chưa tốt, trong khi các địa phương nắm được tình hình dịch bệnh, nhưng họ không báo cáo như quy định. Trước tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y đã cử nhiều đoàn xuống kiểm tra tại các địa phương ở Hà Nội và đề nghị địa phương báo cáo tình hình.

Bên cạnh đó, các Chi cục Thú y đã thông tin đến tất cả các ban chỉ đạo ở xã, thị trấn về vấn đề khai báo dịch bệnh, thông báo cơ chế hỗ trợ 38.000 đồng/kg thịt lợn để người dân hiểu và khai báo kịp thời. Thú y phải đi kiểm tra hàng ngày không để dịch bệnh lây lan trước Tết Nguyên đán. Đến nay, công tác chống dịch cơ bản đã thành công. “Chúng tôi chỉ đạo thú y xã, thôn hàng ngày phải đi kiểm tra. Nếu thấy lợn chết phải tiêu hủy ngay, tìm hiểu thông tin về lợn bệnh từ nguồn nào, khai báo kịp thời”, ông Nguyễn Ngọc Sơn nói.

Theo ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y, Cục và TP. Hà Nội đã triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch. Dù thành phố chưa thông báo cho Cục Thú y nhưng thành phố đã triển khai dập dịch quyết liệt, chính vì thế từ bùng phát 16 ổ dịch, nay chỉ còn 2 ổ dịch.

Mặc dù dịch LMLM trên đàn lợn ở Hà Nội cơ bản đã được khống chế nhưng thời tiết và môi trường như hiện nay có nguy cơ cao bùng phát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Do vậy, ông Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, ngành thú y Hà Nội đang nỗ lực để ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, ông Sơn cho rằng, hiện nay thú y không được phép kiểm tra việc vận chuyển động vật trong tỉnh. Trong khi đó, thời gian Tết Nguyên đán việc vận chuyển động vật thường cao hơn bình thường từ 30-40% và địa bàn Hà Nội rất rộng nên Cục rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh.

Nguyễn Hạnh

Tin cùng chuyên mục

Hà Nội: Hiệu quả cao từ chuyển đổi số trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp

Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công lĩnh vực nông thôn mới đạt dưới 50%

Thừa Thiên Huế: Còn nhiều khó khăn trong phát triển sản phẩm làng nghề

Thái Bình: Mô hình OCOP thành công từ ngành chăn nuôi và thủy sản

Lợi nhuận mảng nông nghiệp của Hòa Phát quý 3/2024 tăng 80% so với cùng kỳ

Nhiều khó khăn đang ‘kìm hãm’ sự phát triển du lịch canh nông tại Lâm Đồng

Xây dựng hàng lang pháp lý về sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng

Chủ tịch tỉnh Gia Lai làm việc với chủ đầu tư dự án nông nghiệp gần 1.000 tỷ đồng

Bình Điền đồng hành cùng chương trình Tự hào nông dân Việt Nam

Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX: Nông dân mong muốn được tháo gỡ vốn, đất đai, thị trường

Chăn nuôi công nghệ cao giúp nông nghiệp Việt vươn ra thế giới

Tuyên Quang: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Sản xuất nông nghiệp Thủ đô: Hiệu quả cao nhờ ứng dụng công nghệ hiện đại

Họp báo Hội thi sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam năm 2024

Ra mắt cuốn sách ‘Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn – Những ký ức và kỷ niệm’

Đà Nẵng: 'Sức sống mới' từ những mô hình nông nghiệp trên đất nông nghiệp bỏ hoang

Tuyên Quang: Xác định nguyên nhân giun chui lên mặt đất khiến người dân hoang mang

Ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông nghiệp: Cần gỡ rào cản pháp lý

Thị trường các bon: Tiềm năng tạo nguồn tài chính mới cho bảo vệ và phát triển rừng

Bình Dương: Ưu tiên phát triển hợp tác xã nông nghiệp gắn với kinh tế xanh - kinh tế tuần hoàn