Chủ nhật 24/11/2024 03:58

Hà Nội: Con đường gốm sứ xuống cấp, trở thành nơi tập kết rác thải

Đã từng là một niềm tự hào dân tộc, nay con đường gốm sứ chỉ còn lại nỗi ê chề, nuối tiếc của nhiều người dân.

Là một công trình được xây dựng trong dịp chào mừng đại lễ kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, con đường gốm sứ đã trở thành một biểu tượng mang đậm giá trị văn hóa của Việt Nam nói chung và thủ đô Hà Nội nói riêng ngay từ khi được khánh thành.

Với chiều dài gần 4km và diện tích khoảng 7.000 m2 chạy dọc theo các quận lớn của Hà Nội, có thể nói công trình nghệ thuật này là kết tinh tinh hoa, văn hóa của hàng trăm nghệ nhân, sinh viên mỹ thuật cũng như những thợ thủ công từ các làng nghề trứ danh. Không chỉ vậy, con đường gốm sứ còn vẻ vang mang về cho Việt Nam một kỉ lục Guinness về bức tranh gốm dài nhất thế giới. Điều này đã giúp công trình trở thành một điểm đến ấn tượng và thu hút đối với bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, sau gần 13 năm, biểu tượng gắn bó với người dân thủ đô Hà Nội đã và đang dần bị phá hủy bởi thời gian, những viên gạch gốm bắt đầu xuất hiện tình trạng bong tróc và để lộ những mảng tường gạch đá xấu xí.

Ở nhiều đoạn, mặt tường dần bị hư hỏng và có dấu hiệu sẽ lan rộng nếu không được sửa chữa. Nguyên nhân một phần được xác định do tác động của thời tiết thay đổi trong thời gian dài đã làm cho những viên gạch gốm sứ không còn bám dính được trên bề mặt. Không chỉ vậy, được biết, khi mùa đông đến, một số người dân đã đốt lửa sát tường làm cho tình trạng các viên gạch rơi, nứt trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, tình trạng nhiều người dân thiếu ý thức, vứt rác, thậm chí phóng uế bừa bãi ở khu vực con đường gốm sứ từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối chưa được giải quyết một cách triệt để. Điều này không những gây ô nhiễm môi trường mà còn làm mất đi mỹ quan của Thủ đô Hà Nội.

Được biết, tuy đã có những lời động viên, nhắc nhở về từng hộ dân, song, thực trạng này vẫn tiếp diễn vì không có quy định xử phạt nghiêm khắc nào được thực hiện một cách chỉn chu để ngăn chặn hoàn toàn.

Tuy vậy, những người có hành động phá hoại chỉ là thiểu số hoặc là người qua đường và không sinh sống tại khu vực này. Trên thực tế, số đông người dân định cư dọc theo con đường gốm sứ đều bày tỏ mong muốn các cơ quan có thẩm quyền có những biện pháp hỗ trợ kịp thời, mạnh mẽ và hiệu quả hơn để đốc thúc người dân cùng chung tay cải tạo và bảo vệ con đường gốm sứ trở lại với vẻ đẹp ban đầu.

Là một người dân định cư, sinh sống và kinh doanh gần con đường gốm sứ, chị Phương khẳng định mình chỉ mong nhà nước sớm có phương án tu sửa con đường gốm sứ và có những biện pháp kêu gọi hay xử phạt những người vi phạm, cố tình làm hư hại con đường để người dân sống gần khu vực này được sống trong môi trường sạch đẹp và an toàn hơn.

Ông Nguyễn Thanh Tùng, một người dân định cư lâu năm gần khu vực con đường gốm sứ cho biết: “Tất cả mọi người ở đây đều mong là tất cả cơ quan, tổ chức cùng nhân dân đều có trách nhiệm để giữ cho con đường xanh sạch đẹp”.

Dù từng “vang bóng một thời” là niềm tự hào của người Hà Nội, tình trạng xuống cấp trầm trọng hiện nay của con đường gốm sứ khiến cho nhiều người vẫn không khỏi tiếc nuối, xót xa. Tuy vậy, bài toán về việc trả lại vẻ đẹp vốn có cho con đường này vẫn còn là một câu hỏi khó chưa có lời giải đáp!

Linh Chi, Vũ Hạnh, Sơn Thành
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 3: Khơi thông nguồn lực phát triển

Nhận định bóng đá Man City và Tottenham, 00h30 ngày 24/11, Ngoại hạng Anh 2024/2025

Di sản văn hoá: Định hình bản sắc, thúc đẩy phát triển của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11: Tâm điểm Man City và Tottenham, vòng 12 Ngoại hạng Anh

Lai Châu: Khai mạc Lễ hội PuTaLeng “Về miền Đỗ Quyên”

Thị trường đồ trang trí Noel 2024: Đa dạng mẫu mã, không biến động giá

Khai mạc Tuần Văn hóa – Du lịch Lai Châu tại TP. Đà Nẵng năm 2024

Nhiều đổi mới tại giải Vô địch các câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIII

Xúc tiến, liên kết phát triển du lịch Đà Nẵng - Lai Châu

Khai mạc 'Ngày hội di sản văn hóa Đà Nẵng' năm 2024

TP. Hồ Chí Minh: Đón hơn 39,3 triệu lượt khách du lịch, thu gần 174.000 tỷ đồng

Quảng Nam: Hội nghị quốc tế về Du lịch nông thôn của UN Tourism sẽ diễn ra từ 9 – 11/12

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới-Bài 2: Cộng đồng 'hạt nhân' bảo tồn di sản

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Bayern Munich và Augsburg, 2h30 ngày 23/11, Bundesliga 2024/2025

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/11, rạng sáng 23/11: Đại chiến PSG và Toulouse tại Ligue 1

Sôi động các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long tại Quảng Ninh

Cà Mau: Khai mạc Hội đua vỏ lãi tại thị trấn biển lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long

Lai Châu: Khai mạc Giải thi đấu dù lượn đường trường PuTaLeng

Triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/11, rạng sáng 22/11