Dù nhiều lần báo chí phản ánh, con đường gốm sứ ven sông Hồng nổi tiếng tại TP. Hà Nội vẫn đang trong tình trạng xuống cấp nhanh, gây mất mỹ quan đô thị.
|
Con đường gốm sứ ven sông Hồng dài hơn 3,8 km, là công trình nghệ thuật chào đón đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đáng chú ý, con đường này từng được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới. Sự kỳ công tỉ mỉ của những người nghệ sĩ đã giúp con đường này trở thành nơi thu hút khách du lịch tới thăm, là niềm tự hào của người dân Thủ đô. Ảnh: Trần Đình |
|
Tuy nhiên, dù đã được nhiều lần duy tu, chỉnh trang, nhưng công trình kể trên vẫn đang xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: Trần Đình |
|
Hình ảnh bong tróc, nứt vỡ, ố bẩn trên tuyến đường gốm sứ này không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn đang khiến du khách vô cùng xót xa. Ảnh: Trần Đình |
|
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương ngày 12/11, tình trạng xuống cấp của con đường gốm sứ vẫn tiếp diễn. Đặc biệt, với ý thức kém của nhiều người dân khi phóng uế, để lại nhiều chất thải sinh hoạt, du khách khó có thể dành nổi 2 phút để đi bộ ngắm cảnh quan nơi đây bởi mùi hôi khó chịu bốc lên. Ảnh: Trần Đình |
|
Bắt đầu từ phố Trần Khánh Dư đến đoạn Nghi Tàm, không khó để bắt gặp những hình ảnh các mảng gốm bong tróc kéo dài. Đặc biệt, nhiều vị trí bị phủ bụi, ám khói do đốt rác. Ảnh: Trần Đình |
|
Một mảng tường bị "lột sạch" toàn bộ phần gốm, để lộ bức tường gạch nham nhở. Ảnh: Trần Đình |
|
Dù có biển cấm nhưng nhiều ô tô vẫn ngang nhiên đỗ tại vỉa hè của con đường. Ảnh: Trần Đình |
|
Không chỉ bị bong tróc, kết cấu của bức tường còn bị ảnh hưởng nặng nề. Ảnh: Trần Đình |
|
Người dân sẵn sàng tác động vào bức tường để... làm móc đựng cây cảnh phía sau. Ảnh: Trần Đình |
|
Dù được định hình là địa điểm du lịch của Thủ đô, con đường gốm sứ nay đã trở thành những điểm chợ cóc để người dân bán hàng. Ảnh: Trần Đình |
|
Các góc đường đều được trưng dụng trở thành điểm bán hàng. Ảnh: Trần Đình |
|
Vỉa hè cho người đi bộ bị lấn chiếm để mở cửa hàng trà đá. Ảnh: Trần Đình |
|
Những vật dụng không được sử dụng nữa cũng ngổn ngang trên tuyến đường này. Ảnh: Trần Đình |
|
Trên thực tế, chính quyền phường sở tại thuộc các quận có tuyến đường chạy qua, cũng đã xây dựng kế hoạch phối hợp lập lại trật tự an toàn giao thông, văn minh đô thị, trong đó có nhiệm vụ đảm bảo vệ sinh môi trường định kỳ hàng tuần, hàng tháng đối với tuyến đường gốm sứ. Tuy nhiên, việc thực hiện thời gian qua diễn ra không thường xuyên khiến tình trạng vẫn chưa được cải thiện. Ảnh: Trần Đình |
|
Thực tế nhiều năm nay, báo chí cũng liên tục phản ánh sự xuống cấp của con đường gốm sứ nhưng tình trạng đến nay vẫn chưa khả quan hơn. Ảnh: Trần Đình |
|
Việc khắc phục tận gốc là điều tất yếu. Vì tuyến đường đi qua 4 quận, nên bên cạnh trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước là Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trách nhiệm của chính quyền các địa phương ở cơ sở cũng đóng vai trò quan trọng. Ảnh: Trần Đình |
|
Việc khôi phục lại cảnh quan đô thị, tính nghệ thuật của con đường là mong muốn của nhiều người dân Hà Nội. Ảnh: Trần Đình |
Trần Đình
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém ★ Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★