Thứ tư 16/04/2025 14:08

Hà Nội: Cây xanh bật gốc sau bão, lộ ra nhiều ‘chuyện lạ’

Hàng loạt cây xanh trên các phố phường Hà Nội bị bão Yagi quật đổ, đã hé lộ ra nhiều “chuyện lạ”

Cơn bão số 3 – bão Yagi tràn qua nhiều tỉnh phía Bắc như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nội… gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản.

Sau bão Yagi, hàng loạt cây xanh tại Hà Nội bị quật đổ (Ảnh: Văn Thi)

Riêng tại Hà Nội, hậu quả dễ thấy nhất mà bão số 3 gây ra là khung cảnh ngổn ngang cây xanh đổ ra đường ở nhiều tuyến phố, gồm: Cây cổ thụ và các cây mới trồng.

Theo thống kê, đến sáng hôm nay (8/9) có 14.660 cây đổ và cành gãy, trong đó có 14.272 cây đổ.

Trong hàng ngàn cây xanh bật gốc có những cây cổ thụ bị bão tàn phá, quật đổ (Ảnh: Văn Thi).

Cây xanh đổ không chỉ gây ách tắc giao thông, mà còn khiến nhiều phương tiện, tài sản bị hư hại; một số người kém may mắn bị cây đổ ra đường đè vào dẫn tới thương vong.

Hàng loạt cây xanh đổ bên cạnh nguyên nhân do bão cũng có những hoài nghi về việc cây đổ không chỉ có nguyên nhân của thiên tai (Ảnh: Văn Thi).

Bên cạnh đó, nó còn để lại không ít băn khoăn, suy ngẫm và cả những hoài nghi, bởi nhiều cây xanh khi bị bão quật đổ đã lộ ra những dấu hiệu bất thường và nhiều “chuyện lạ”

Ghi nhận của Báo Công Thương trong ngày 8/9 cho thấy, ở nhiều tuyến phố, bên cạnh những cây cổ thụ bị gió quật đổ thì có rất nhiều cây mới trồng bật gốc với nhiều dấu hiệu bất thường…

Cây xanh trên đường Hoàng Quốc Việt bật gốc để lại nhiều bất thường về kỹ thuật trồng (Ảnh: Văn Thi)

Cụ thể, tại tuyến phố Xuân Tảo (quận Tây Hồ, Hà Nội) chỉ khoảng vài trăm mét có hàng chục cây xanh bị đổ. Đây là tuyến phố mới, cây xanh mới trồng được một thời gian.

​​​Điều đáng ngạc nhiên, các cây đổ thường được trồng “mới”, có dấu hiệu trồng không đảm bảo kỹ thuật với hố nông, bên cạnh không có cột chống đỡ…

Tại đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, cây mới trồng đổ gục sau bão cho thấy dường như bầu đất kém, cây trồng không đảm bảo khiến rễ kém, độ bám đất yếu.

Cây xanh tại đường Khuất Duy Tiến bật gốc đã lộ mối liên hệ giữa cây và đất có dấu hiệu rời rạc (Ảnh: Văn Minh).

Tại đường Khuất Duy Tiến, cây đổ đã lộ rõ phần tiếp xúc của rễ và đất rất rời rạc, hố trồng cho thấy gần như “cây và đất không liên quan với nhau”…

Thậm chí, theo ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương vào lúc 18h ngày 8/9, tại đường Đoàn Khuê (quận Long Biên), “cây xanh” chỉ được trồng bằng thân, không có bầu và gốc, cho thấy quy trình trồng cây rất có vấn đề.

Sau khi hàng loạt cây đổ, không ít những hoài nghi, băn khoăn về kỹ thuật trồng cây tại Hà Nội (Ảnh: Văn Minh)

Trao đổi với Báo Công Thương, GS.TS Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng cho biết, việc cây đổ là không tránh khỏi. Kể cả ở nước ngoài, khi có bão, cũng có nhiều cây đổ.

Để hạn chế vấn đề này, theo ông Liên, cần phải chú trọng, xem xét các yếu tố kỹ thuật trồng cây, tìm loại cây nào cho phù hợp… Sau khi trồng thì phải chống, cả hai vấn đề đều rất quan trọng cho cây phát triển khỏe mạnh, có thể chống chọi tốt hơn.

Cây được trồng không bầu, không gốc bật đổ để lại nhiều dấu hỏi về việc cây xanh ở Hà Nội (Ảnh: Ngọc Hoàn).

Dẫn giải cho ý kiến này, GS.TS Nguyễn Văn Liên lấy ví dụ, gần nhà ông có nhiều cây xanh sau khi trồng đã được người dân chằng, chống rất cẩn thận, chắc chắn nên cơn bão vừa qua đổ bộ vào Hà Nội, những cây chống chắc đều không bị đổ.

Hình ảnh cây trồng không gốc được phóng viên Báo Công Thương ghi nhận vào chiều hôm nay cho thấy những bất cập, cơ quan chức năng cần vào cuộc làm rõ vấn đề này để tránh những rủi ro (Ảnh: Ngọc Hoàn).

Hàng năm, Hà Nội chi ra hàng trăm tỷ đồng để chỉnh trang đô thị, trong đó có việc trồng mới và cắt tỉa cây xanh. Những nỗ lực mà thành phố Hà Nội đang làm đã đem lại một đô thị văn minh, xanh, sạch đẹp, các tuyến phố khang trang… được người dân ghi nhận.

Thế nhưng, với việc hết năm này qua năm khác, cứ mưa lớn, giông lốc là cây xanh đổ đe dọa đến tài sản, tính mạng người dân; đồng thời lộ ra những dấu hiệu bất thường như đề cập ở trên là một vấn đề rất đáng suy ngẫm.

Trước khi bão Yagi đổ bộ, từng có cây xanh bật gốc đè người đi đường tại quận Hoàng Mai khiến 2 người thương vong (Ảnh: Bạn đọc cung cấp).

Đã đến lúc, các cơ quan chức năng cần quản lý chặt chẽ, rà soát nghiêm ngặt, nghiên cứu kỹ lưỡng trồng loại cây nào cho phù hợp hơn là việc trồng lấy số lượng. Đồng thời, cần vào cuộc rà soát, xử lý thật nghiêm các đơn vị, doanh nghiệp nào nếu trồng cây không đảm bảo kỹ thuật để tránh những hậu họa với người dân khi có mưa bão về...

Nhóm PV
Bài viết cùng chủ đề: siêu bão

Tin cùng chuyên mục

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Xây 'nền' cho thị trường carbon: Việt Nam tính kỹ từng bước

Chế độ, chính sách đối với cán bộ sau đại hội ra sao?

Thông tin mới về biên chế sau khi kết thúc cấp huyện

Nghề review: Đánh giá sản phẩm hay quảng cáo trá hình ?

Kiểm tra dấu hiệu vi phạm quảng cáo sữa Nutri Brain IQ

Hải quân Việt Nam - Trung Quốc: Tuần tra liên hợp trên vịnh Bắc Bộ

Vĩnh Phúc: Gần 800 người tham gia chữa cháy rừng xuyên đêm

Thời tiết hôm nay 16/4: Bắc Bộ nắng nóng diện rộng

Vĩnh Phúc: Cháy rừng tại Tam Đảo, lan rộng sát nhà dân

Vĩnh Phúc: Cháy lớn thiêu rụi khoảng 12ha rừng sản xuất

Hà Nội: Giao quyền tự chủ cho Trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh

Thời tiết miền Nam dịp lễ 30/4 -1/5 ra sao?

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Thực hư thông tin trục lợi từ giải chạy 'Vì bệnh nhi ung thư 2025'

Khách quốc tế nghĩ gì về Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh?

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Thân Thế Công - 'Ngọn lửa vàng' của tri thức trẻ Việt Nam

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm