Thứ hai 23/12/2024 11:46

Hà Nội cần tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho chuyển đổi số

Lực lượng doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng.

Lực lượng doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Hiện trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp buộc phải triển khai chuyển đổi số để bắt kịp xu hướng. Tuy nhiên, theo các doanh nghiệp phản ánh rào cản lớn nhất mà họ gặp phải khi triển khai chuyển đổi số là lo ngại về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ còn cao; 52,3% doanh nghiệp phản ánh khó khăn về thiếu nhân lực nội bộ để ứng dụng công nghệ số, thay đổi thói quen của doanh nghiệp, người lao động.

Để hỗ trợ doanh nghiệp, Tiến sĩ Nguyễn Văn Yên, thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) cho rằng, Hà Nội cần tăng tỷ lệ chi ngân sách hằng năm cho chuyển đổi số và khoa học, công nghệ.

Các thách thức phổ biến mà doanh nghiệp thường gặp trong quá trình chuyển đổi số liên quan đến vấn đề về nhận thức, lựa chọn công nghệ, hệ sinh thái, con người và năng lực tài chính để triển khai. Ảnh minh họa.

Trong Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép Hà Nội có thể điều chỉnh các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp công nghệ để có thể thu hút và khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ đến với Thủ đô, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp tăng tỷ trọng đầu tư vào khoa học, công nghệ.

Ông Nguyễn Việt Hùng - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết: Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội mong muốn các quận, huyện, thị xã của thành phố cùng mạnh dạn, đề xuất, phát động các mô hình thí điểm chuyển đổi số tại địa phương.

Sở Thông tin và Truyền thông cùng các sở, ban, ngành của thành phố và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin, công nghệ số sẽ đồng hành cùng các địa phương trong tiến trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số…

UBND TP. Hà Nội cũng đề nghị các cơ quan đẩy mạnh chuyển đổi xanh và chuyển đổi số; tiếp tục tăng cường hợp tác giữa khu vực công và khu vực tư; tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi; phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ.

Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh thực hiện chuyển đổi số trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phấn đấu Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong chuyển đổi số với các hộ kinh doanh, trong sử dụng hóa đơn điện tử của các hộ kinh doanh…

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế số và thực hiện tốt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, việc tiếp cận thành tựu sản xuất mới sẽ tạo ra công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp tham gia hiệu quả chuỗi giá trị toàn cầu, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Trước đó, năm 2022, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch "Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025”. Kế hoạch cũng dự kiến kinh phí thực hiện hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số là 315,164 tỷ đồng; trong đó, ngân sách thành phố chi 195,364 tỷ đồng, còn lại doanh nghiệp đóng góp và huy động từ các nguồn khác là 119,8 tỷ đồng.

Bài viết được hỗ trợ thực hiện bởi Kế hoạch “Hỗ trợ chuyển đổi số cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025” do UBND Thành phố Hà Nội ban hành tại Quyết định số 3457/QĐ-UBND ngày 23/9/2022.
Ngọc Trang
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 3 năm

Thanh Hóa: Triển khai các giải pháp để tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,0% trở lên trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Sóc Trăng: Nông dân kỳ vọng lớn vào vụ hành tím sớm phục vụ Tết

Tuyên Quang: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Na Hang tăng 12%

Thanh Hóa: Triển khai có hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững

Đồn Biên phòng Lũng Cú tiếp tục trồng cây xanh bảo vệ biên giới

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Sở Công Thương Hà Giang: Quảng bá, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Khai mạc Tuần Du lịch – Văn hóa Lai Châu năm 2024

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản tỉnh Nghệ An năm 2024

Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Bắc Phong Sinh thành khu kinh tế năng động, thông minh

Kết nối đầu tư, thương mại và du lịch 2 tỉnh Sơn La và Thanh Hóa

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Đồng Tháp: Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 93,75%, cao hơn bình quân cả nước

Ngành Công Thương Thanh Hóa triển khai hiệu quả khuyến công, góp phần xóa đói giảm nghèo

Vĩnh Phúc: Người dân, doanh nghiệp là trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Phê chuẩn kết quả bầu ông Dương Minh Dũng làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai

Sóc Trăng: Nông dân ‘đổi đời’ nhờ xuất khẩu vú sữa sang thị trường Hoa Kỳ