Thứ hai 30/12/2024 01:20

Hà Nam: Dồn lực cho phát triển công nghiệp hỗ trợ

Xác định rõ công nghiệp hỗ trợ (CNHCNHCNHT) đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng, thời gian qua, tỉnh Hà Nam đã ban hành, bổ sung nhiều chính sách để “hút”các dự án CNHCNHT.

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, việc Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam ban hành và triển khai thực hiện các chính sách về phát triển CNHT như: Nghị Quyết số 04-NQ/TU ngày 8/4/2016 về đẩy mạnh phát triển CNHT, chế biến, chế tạo tạo nền tảng phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững giai đoạn 2016 - 2025; Kế hoạch số 990/KH-UBND ngày 12/5/2016 thực hiện NQ 04-NQ/TU của Tỉnh uỷ về đẩy mạnh phát triển CNHT, chế biến, chế tạo tạo nền tảng phát triển công nghiệp với tốc độ cao và bền vững giai đoạn 2016 - 2025; Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 về phê duyệt đề án đổi mới định hướng đầu tư phát triển giai đoạn 2016 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, lĩnh vực ưu tiên phát triển, thu hút đầu tư của tỉnh là các ngành CNHT, công nghệ cao… đã mở đường thông thoáng cho CNHT trên địa bàn tỉnh phát triển.

Bên cạnh đó, để tăng cường thu hút đầu tư, tỉnh Hà Nam đã tập trung hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp với các tiện ích công cộng phục vụ cho các doanh nghiệp (DN); đa dạng hóa các nguồn vốn để đầu tư xây dựng các công trình tiện ích phục vụ đời sống người lao động như nhà ở công nhân, bệnh viện, trường học... Đồng thời, thực hiện nghiêm túc 10 cam kết của tỉnh đối với các nhà đầu tư; đẩy mạnh các chương trình xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước để chủ động thu hút các DN Nhật Bản, Hàn Quốc hay các DN lớn trong nước… Ngoài ra, chính quyền địa phương còn tăng cường giám sát, thanh kiểm tra việc thi hành pháp luật về đầu tư, thu nộp ngân sách... cũng như việc đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh.

Nhờ có những chính sách tích cực, đến nay tỉnh Hà Nam đã thu hút được 106 DN CNHT đi vào hoạt động, với những sản phẩm chủ yếu là thiết bị điện, điện tử, hệ thống dây dẫn điện trong ô tô, màn hình cảm ứng... Nổi bật như Công ty TNHH Seoul Semiconductor Vina, Công ty Cổ phần Vải địa kỹ thuật Việt Nam, Công ty TNHH JT Sensor Vina, Công ty TNHH Arai Việt Nam, Công ty TNHH KMW Việt Nam, Công ty TNHH Ace Antenna, Công ty TNHH Anam electronic Việt Nam...

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành CNHT trên địa bàn tỉnh còn gặp một số khó khăn, vướng mắc. Đó là: Các cơ chế, chính sách đối với ngành CNHT mới ban hành, thiếu hướng dẫn và việc triển khai còn chậm; điều kiện ưu đãi đối với các dự án thuộc Danh mục sản phẩm CNHT ưu tiên phát triển quy định tại Nghị định và Thông tư này còn chưa cụ thể, chi tiết với các tiêu chí, điều kiện rõ ràng. Sự liên kết giữa các DN CNHT với các DN sản xuất chính còn hạn chế, thiếu sự phối hợp liên kết giữa các nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ với nhau… dẫn đến khó khăn cho các đơn vị quản lý nhà nước trong việc hướng dẫn, xác định các dự án được hưởng ưu đãi.

Nhận thức được vai trò quan trọng của phát triển CNHT, tỉnh Hà Nam đã đặt mục tiêu đến năm 2020: Giá trị sản xuất CNHT đạt trên 20.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 25% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp; đến năm 2025 giá trị sản xuất CNHT đạt trên 51.000 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 30% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp.

Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, tỉnh Hà Nam sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản về CNHT cho các DN; rà soát nghiên cứu các cơ chế, chính sách của Chính phủ, cụ thể hóa thành các cơ chế, chính sách riêng của tỉnh đối với CNHT nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thúc đẩy phát triển DN sản xuất CNHT. Đồng thời, nghiên cứu, đưa ra những chính sách hỗ trợ, ưu đãi cho DN phát triển CNHT, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư; tổ chức tốt công tác xúc tiến đầu tư để chọn được nhà đầu tư CNHT có chất lượng, hiệu quả…

Theo Sở Công Thương Hà Nam, chỉ tính riêng trong năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp lĩnh vực CNHT trên địa bàn tỉnh đạt 16.576 tỷ đồng, tăng 15,1% so với năm 2016; chiếm 21,4 % tỷ trọng giá trị toàn ngành.
Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Hà Nam

Tin cùng chuyên mục

Hàng trăm doanh nghiệp tìm cơ hội kết nối, tham gia vào chuỗi sản xuất toàn cầu

Giải bài toán nhân lực, nguyên vật liệu, giúp doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ Hà Nội tăng sức cạnh tranh

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tăng sức cạnh tranh

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu