Thứ ba 05/11/2024 13:28

Hà Lan thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn, hướng đến phát triển bền vững

Dân số thế giới đang tăng lên và điều này đang ảnh hưởng đến môi trường. Để đảm bảo có đủ lương thực, nước và sự thịnh vượng đến năm 2050, Hà Lan nhận định nền kinh tế quốc gia cần chuyển đổi từ kinh tế thẳng sang một nền kinh tế tuần hoàn.

Kinh tế tuần hoàn là gì? Đó là nền kinh tế mà các nhà sản xuất thiết kế sản phẩm sao cho có thể tái sử dụng được. Sản phẩm và nguyên liệu được tái sử dụng càng nhiều càng tốt, ví dụ như việc tái chế nhựa thành bột viên để sản xuất các sản phẩm nhựa mới, kính thải được sử dụng để làm kính mới. Một nền kinh tế dựa trên tái chế sẽ đảm bảo tương lai của quốc gia có đủ nguyên liệu thô cho thực phẩm, nơi trú ẩn, sưởi ấm và các nhu cầu thiết yếu khác.

Tại thời điểm hiện nay sự chuyển đổi mô hình kinh tế sang kinh tế tuần hoàn là thiết yếu đối với Hà Lan khi nhu cầu về nguyên liệu thô của nước này đang tăng lên và nguồn cung lại phụ thuộc vào các nước khác. Ngành công nghiệp của Hà Lan có tới 60% nguyên liệu từ nước ngoài, một số trong số đó đang trở nên khan hiếm. Điều này dẫn đến giá nguyên liệu thô tăng cao, mang lại những hậu quả tiêu cực cho sự ổn định của nền kinh tế. Bên cạnh đó khan hiếm nguyên liệu thô cũng có thể gây ra căng thẳng chính trị toàn cầu.

Trong một nền kinh tế dựa trên tái chế, vật liệu được tái sử dụng

Chính phủ Hà Lan đã phát triển chương trình hậu thuẫn cho nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục tiêu đảm bảo cuộc sống và điều kiện làm việc lành mạnh, an toàn, ít gây hại cho môi trường. Chương trình này có sự tham gia của nhiều Bộ liên quan, bao gồm tất cả các chương trình nhằm xử lý nguyên liệu thô hiệu quả hơn: Từ nguồn rác thải đến tài nguyên (VANG), các chương trình phát triển xanh và nền kinh tế trên cơ sở sinh học.

Việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn không chỉ mang lại cơ hội kinh tế mà còn thúc đẩy phát triển khoa học, cắt giảm khí thải CO2, đảm bảo sức khỏe và an toàn. Đó là lý do Chính phủ Hà Lan thực hiện nhiều biện pháp khuyến khích và đầu tư vào các doanh nghiệp đang hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn. Cụ thể, Hà Lan sẽ thực hiện cải cách pháp luật, ưu đãi thị trường trí tuệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao tri thức, thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Trong tiến trình biến chuyển, Chính phủ đã lựa chọn 5 ngành kinh tế và chuỗi giá trị đầu tiên sẽ được chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. 5 ưu tiên này rất quan trọng đối với nền kinh tế Hà Lan và có ảnh hưởng lớn đến môi trường, bao gồm khí sinh học và thực phẩm, nhựa, ngành công nghiệp sản xuất, ngành xây dựng và hàng tiêu dùng.

Phân tích cho thấy nền kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích hài hòa về mặt kinh tế và môi trường. Riêng với Hà Lan, mô hình kinh tế này có thể tạo ra hơn 50.000 việc làm, giảm 10% chất thải ra môi trường, tiết kiệm 20% nước sử dụng trong ngành công nghiệp, giảm 25% nhập khẩu các nguồn cơ bản, tạo ra 7 tỷ euro cho nền kinh tế quốc gia.

Ngọc Mai (nguồn Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan)

Tin cùng chuyên mục

Liên kết Việt - cầu nối đưa hàng Việt Nam dần tiếp cận chuỗi phân phối tại Bỉ

Xuất khẩu thủy sản duy trì thị phần tốt tại Singapore

Tình hình kinh tế Gambia và quan hệ thương mại với Việt Nam

Cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường Senegal

Xuất khẩu gạo toàn cầu năm 2025 dự báo đạt 56,3 triệu tấn

Tuần hàng Việt Nam tại Pháp - nền tảng để doanh nghiệp phát triển, xây dựng thương hiệu tại châu Âu

Algeria cấm nhập khẩu một số sản phẩm sắt thép

Senegal thị trường tiềm năng cho hàng nông sản, thực phẩm

EU thay đổi quy định kiểm dịch động thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu

Đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại, du lịch với bang Uttar Pradesh Ấn Độ

Thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong ngành lụa tơ tằm

Tăng cường đưa sản phẩm dệt may, OCOP, thuỷ sản, gỗ vào Thuỵ Điển và Bắc Âu

Đẩy mạnh hợp tác thương mại Việt Nam-Tunisia

Hiệp định EVFTA - 'đại lộ' đưa hàng hóa Việt Nam tiến sâu vào thị trường Pháp

Bật cơ chế 'phòng hơn chống' trước 'bão' phòng vệ thương mại từ thị trường Hoa Kỳ

Algeria ấn định giá trần cà phê và biên độ lợi nhuận đối với nhà nhập khẩu

Thương vụ Việt Nam tại Pháp thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu thương mại giữa doanh nghiệp hai nước

Gastech 2024 tại Houston (Hoa Kỳ): Cơ hội tìm hiểu, tiếp cận với các tập đoàn lớn ngành dầu khí quốc tế

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Singapore vượt 21 tỷ SGD

Việt Nam quảng bá nông sản và thực phẩm chế biến tại World Food India 2024