Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch

Vụ quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né bị khách hàng tẩy chay cho thấy bảo vệ môi trường được dư luận hết sức quan tâm và là vấn đề 'sống còn' của du lịch.
Tăng cường bảo vệ môi trường, cải thiện cuộc sống Chuyển đổi xanh để du lịch Việt Nam phát triển bền vững Ngành du lịch làm gì để giảm thiểu rác thải nhựa?

Mới đây, trên các nền tảng mạng xã hội Facebook, Tik Tok lan truyền clip ghi lại hình ảnh nam nhân viên tại một quán cà phê khi tới dọn bàn của khách đã thẳng tay ném những ly nước bằng nhựa xuống bãi biển Mũi Né, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Clip này nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng xã hội sau khi đăng tải. Nhiều bình luận bày tỏ bức xúc, phẫn nộ bởi hành động kém ý thức của nhân viên quán cà phê đối với môi trường. Thậm chí, không ít tài khoản mạng xã hội đã kêu gọi tẩy chay và yêu cầu đánh giá 1 sao cho cơ sở dịch vụ này.

Sau vụ việc, quán cà phê đã đóng cửa để đào tạo lại quy trình cho nhân viên. Đồng thời chủ quán cam kết sẽ siết chặt việc quản lý, không để tái diễn tình trạng tương tự. Đặc biệt, với hành vi bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt xuống biển, gây ảnh hưởng tới môi trường, chính quyền địa phương đã tiến hành lập biên bản và xử phạt hành chính 1,5 triệu đồng với chủ cơ sở.

Quán cà phê vứt rác ra biển Mũi Né: Bảo vệ môi trường là vấn đề “sống còn” của du lịch
LuxGroup tổ chức hoạt động Chung tay làm sạch vịnh Hạ Long. Ảnh: LuxGroup

Việc dư luận phẫn nộ và kêu gọi tẩy chay, cũng như chính quyền kịp thời vào cuộc xử phạt quán cà phê bởi đây là hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường cũng như đang đi ngược lại với những nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ cũng như cộng đồng trong thực hiện cam kết Net Zero của Việt Nam vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP26) năm 2021.

Với bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào, nhất là du lịch, môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, tính hấp dẫn của sản phẩm và khả năng thu hút khách. Vì vậy, bảo vệ môi trường đang là vấn đề có tính sống còn đối với du lịch Việt Nam hiện nay.

Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Chính phủ đã nêu rõ quan điểm: "Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh".

Ông Phạm Hà, CEO LuxGroup - đơn vị vận hành du thuyền tại vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hà - được biết đến là quản lý đơn vị kinh doanh du lịch luôn trăn trở với tình trạng ô nhiễm môi trường đang tác động tiêu cực đến hình ảnh điểm đến của du lịch Việt Nam. CEO này từng chia sẻ, có một đoàn khách Pháp 10 người đi du thuyền Hạ Long hai ngày một đêm, họ đã chia sẻ rất thích cảnh đẹp của vịnh Hạ Long nhưng chê thậm tệ môi trường bụi bẩn và rác.

Theo CEO LuxGroup, đoàn khách Pháp cho biết việc này khiến họ suy nghĩ về chuyện có nên quay lại hay không. “Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nhức nhối trên vịnh Hạ Long. Rác bám vào khe đá, nổi trên mặt biển khiến khách nước ngoài không dám xuống bơi. Nhiều khách quốc tế bức xúc, truyền tai nhau và chia sẻ hình ảnh, trải nghiệm không tốt lên mạng xã hội, các trang du lịch lớn"- ông Hà lo ngại.

Những than phiền của du khách về ô nhiễm môi trường cho thấy, du lịch xanh, du lịch bền vững không chỉ là xu hướng được du khách quốc tế quan tâm mà còn là một trong những yếu tố quyết định đến việc lựa chọn điểm đến của họ. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch cần quan tâm mạnh mẽ cũng như có sự quản lý chặt chẽ hơn từ cơ quan chức năng. Đặc biệt, các cơ sở kinh doanh du lịch, doanh nghiệp cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ hơn về mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh sản xuất của mình với vấn đề môi trường.

Trở lại vụ việc quán cà phê tại Mũi Né bị tẩy chay vì hành vi xả rác ra biển, chia sẻ với Báo Công Thương, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hoá, Giáo duc của Quốc hội - nhấn mạnh, đây là lời cảnh báo mạnh mẽ về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch.

Môi trường không chỉ là tài sản quý giá của quốc gia, mà còn là yếu tố cốt lõi để du lịch phát triển bền vững. Các doanh nghiệp cần nhìn nhận rằng, bảo vệ môi trường chính là bảo vệ nguồn lực kinh doanh của họ, đồng thời cũng đóng góp vào sức hút lâu dài của điểm đến với du khách quốc tế”- PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho hay.

Đồng quan điểm, ông Phạm Hải Quỳnh - Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á (AIT) - cũng cho rằng, vụ quán cà phê vứt rác xuống biển Mũi Né và bị cộng đồng kêu gọi tẩy chay cho thấy sự cần thiết của việc thúc đẩy kinh doanh có trách nhiệm và tôn trọng môi trường trong ngành du lịch, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh phát triển du lịch xanh, du lịch thân thiện môi trường.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn, cảnh quan thiên nhiên như biển, rừng, di sản văn hóa là "nguồn sống" của du lịch Việt Nam. Khi những tài nguyên này bị suy thoái, không chỉ doanh nghiệp mất đi nguồn lợi mà còn làm giảm sức hút của toàn ngành. Do vậy, việc bảo vệ môi trường còn giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh tích cực trong mắt du khách quốc tế.

Hơn thế, ngày nay, du khách có xu hướng lựa chọn các điểm đến và dịch vụ thân thiện với môi trường, nơi họ có thể trải nghiệm du lịch mà không gây hại đến thiên nhiên. Các doanh nghiệp thể hiện cam kết bảo vệ môi trường sẽ dễ dàng thu hút khách hàng trung thành, tạo dựng uy tín và phát triển bền vững. Điều này đặc biệt quan trọng khi các tiêu chuẩn quốc tế về du lịch bền vững ngày càng cao.

Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh điểm đến ngày càng găy gắt, hành động bảo vệ môi trường là cách để du lịch Việt Nam khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch toàn cầu. Trong đó, những nỗ lực giảm phát thải, sử dụng năng lượng tái tạo và giảm thiểu tác động tiêu cực đến thiên nhiên sẽ giúp Việt Nam trở thành một điểm đến không chỉ đẹp về cảnh quan mà còn được biết đến như một quốc gia có trách nhiệm với môi trường.

"Việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường không chỉ là yêu cầu bắt buộc, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp du lịch phát triển theo hướng bền vững, tạo dựng lòng tin với du khách và đóng góp vào sự phát triển dài hạn của ngành du lịch Việt Nam"- PGS.TS Bùi Hoài Sơn nhấn mạnh.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: bảo vệ môi trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Tin Công Thương 4/4: Xuất khẩu quý I/2025 tăng trưởng 2 con số

Ngày 4/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chùm ảnh: Bộ Công Thương họp báo thường kỳ quý I/2025

Chiều 4/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ quý I/2025 thông tin về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại trong 3 tháng đầu năm.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị phổ biến Luật Điện lực

Sáng 4/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Điện lực số 61/2024/QH15 và các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết.
Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia mở cửa, hàng Việt rộng đường sang thị trường Âu - Á

Armenia đang nổi lên như một cầu nối chiến lược giúp hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường Trung Á và châu Âu, từ đó thúc đẩy thương mại song phương…
Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 908/QĐ-BCT về việc thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Bộ Công Thương.
Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Tin Công Thương 3/4: Giảm thuế nhập khẩu ô tô; nên bắt buộc in mã QR

Ngày 3/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Chi tiết bộ máy, nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Điện lực

Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ký Quyết định 935/QĐ-BCT ngày 2/4/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Điện lực.
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á

Các nỗ lực hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn FDI góp phần củng cố vị thế Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 12 châu Á.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Đón ‘sóng’ dịch chuyển chuỗi cung ứng

Theo các chuyên gia, Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ giúp Việt Nam tận dụng hiệu quả các cơ hội từ “làn sóng” dịch chuyển chuỗi cung ứng.
Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Bộ Công Thương không để tắc hồ sơ di dời các công trình điện

Nhằm giúp giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm, Bộ Công Thương đang quyết liệt chỉ đạo di dời một số công trình điện.
3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

3 trụ cột để doanh nghiệp tận dụng FTA Index bứt tốc

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Tổ quốc bị xúc phạm bởi

Tổ quốc bị xúc phạm bởi 'Sự nghiệp chướng' và cái gọi là âm nhạc!

Giữa bản hùng ca dân tộc, vang lên tiếng kèn lạc loài. Tổ quốc bị phỉ báng bởi một “sự nghiệp chướng” đội lốt nghệ thuật, cất giọng như ruồi nhặng
Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Tin Công Thương 2/4: Quy định mới nhất về giá bán lẻ điện

Ngày 2/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Bộ đội Việt Nam: Hành trình nhân ái và sứ mệnh cứu trợ ở Myanmar

Vượt ngàn cây số, Bộ đội Việt Nam đã mang ngọn lửa nhân ái đến cứu trợ ở Myanmar, viết tiếp bản anh hùng ca về tình đoàn kết và trách nhiệm quốc tế.
Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Một nghị định, một lời khẳng định: Bài 2: Gửi thông điệp lớn

Việt Nam công bố Dự thảo Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược, gửi thông điệp mạnh mẽ về một quốc gia chủ động, minh bạch và kiến tạo luật chơi toàn cầu.
Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việt Nam - Bỉ trao đổi Biên bản ghi nhớ xúc tiến thương mại

Việc trao đổi Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan xúc tiến thương mại Việt Nam - Bỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong việc xây dựng cơ chế hợp tác bền vững.
John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

John Cockerill và The Green Solutions ký hợp tác trong năng lượng xanh

Chiều 1/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã tham dự Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) giữa Tập đoàn John Cockerill và Công ty The Green Solutions.
Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Tin Công Thương 1/4: Tính đường dài cho xuất khẩu rau, quả

Ngày 1/4, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Chọn KOL cho sự kiện: Hút khách hay chiêu trò ‘câu view’?

Khi chọn những KOL cho sự kiện nổi lên nhờ chiêu trò thay vì chất lượng nội dung, sự kiện dễ biến thành công cụ ‘câu view’, tác động xấu đến giới trẻ...
Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Công trình trọng điểm: Cần đánh giá rủi ro động đất và sóng thần

Theo GS Trần Tuấn Anh, những công trình quan trọng như điện hạt nhân, đường sắt tốc độ cao, thủy điện,… cần có khảo sát đặc biệt về động đất và sóng thần.
Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Petrovietnam ký hợp đồng chia sản phẩm dầu khí với nhà thầu Nhật Bản

Chiều 31/3, Petrovietnam cùng tổ hợp nhà thầu Japan Vietnam Petroleum Company Limited đã ký kết hợp đồng chia sản phẩm dầu khí Lô 15-2, bể Cửu Long.
Mobile VerionPhiên bản di động