Thứ sáu 09/05/2025 11:53

Hà Giang: Tỉnh nghèo với quyết tâm chuyển đổi số

Ngày 11/1/2022, UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành Quyết định số 47/QĐ-UBND lấy ngày 28/8 hàng năm là Ngày chuyển đổi số tỉnh Hà Giang.

Từ Cà Mau ra Hà Giang thuê xe máy để đi du lịch nhưng Thu không một chút lo sợ chuyện lạc đường, bởi theo Thu: “Nhiều bạn đã từng đi Hà Giang cho hay, sóng điện thoại di động và mạng Internet đã phủ hầu hết các xã ở Hà Giang, nên chỉ cần bật GPS là sẽ tới được nơi cần tới”.

Thông tin mà người bạn chia sẻ với Thu là hoàn toàn chính xác. Mặc dù Hà Giang có nhiều xã thuộc vùng sâu, vùng xa, nhưng đến nay, 100% các xã của Hà Giang đã có cáp quang đến trung tâm; số trạm thu phát sóng (BTS) đạt 2.418 trạm, trong đó có 703 trạm 4G. Tỷ lệ xã, phường, thị trấn có mạng Internet băng rộng đến khu vực trung tâm xã, khu vực tập trung đông dân cư đạt 100%.

100% các xã của Hà Giang đã có cáp quang đến trung tâm và trạm thu phát sóng

Với tỷ lệ phủ sóng điện thoại di động đạt 98,6%, nên không ngạc nhiên khi trong số những người dùng điện thoại ở Hà Giang, có tới 58,2% điện thoại thông minh. Không chỉ sử dụng điện thoại để liên lạc, xem thông tin, nhiều thanh niên người Mông, Dao, Lô Lô, Tày… ở Hà Giang đã biết dùng zalo, facebook, điện thoại để bán nông sản; trao đổi công việc, livestream bán hàng… Hiện đã có gần 100 sản phẩm nông sản - dịch vụ của Hà Giang có mặt trên sàn thương mại điện tử Sendo, Shoppe, Shop VnExxpress. Tại website "Triển lãm chuyển đổi số nông nghiệp Việt Nam", gian hàng triển lãm thực tế ảo 3D của Hà Giang đang thu hút được nhiều người quan tâm.

Cùng với các doanh nghiệp đang tích cực hưởng ứng gói chuyển đổi số; việc sử dụng tài khoản thanh toán điện tử trong các giao dịch cũng không còn là chuyện xa lạ đối với một bộ phận người dân Hà Giang.

Nhiều nông sản được tiêu thụ thông qua Sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Hà Giang

Được biết, nhận thức rõ tầm quan trọng và hiệu quả của xu thế chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua, Hà Giang đang tích cực tập trung khắc phục khó khăn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quyết tâm thực hiện hiệu quả, đồng bộ 3 trụ cột của chuyển đổi số, đó là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó, đẩy mạnh cải cách hành chính, phát triển chính quyền điện tử hướng tới chính quyền số - là một trong những nội dung được nhấn mạnh tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Với quyết tâm cao, đến năm 2021, mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) của Hà Giang đã ở mức khá so với các tỉnh/thành phố trên toàn quốc; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đạt 80,53%; tỷ lệ xử lý hồ sơ điện tử đạt 66,38%. Tỷ lệ các cơ quan hành chính có trang/cổng thông tin điện tử đạt 100%; tỷ lệ văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan đạt 100%; 193 xã, phường, thị trấn có điểm cầu trực tuyến. Đơn cử như, tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh Hà Giang, thay vì cung cấp dịch vụ công truyền thống bằng văn bản giấy như trước kia, nay trung tâm đã chuyển đổi sang cách thức, quy trình mới, đó là số hóa văn bản và thực hiện nhiều quy trình trên môi trường mạng - rất nhanh chóng, chính xác và tiện lợi.

Hà Giang phối hợp với Tập đoàn FPT tổ chức hội thảo Chuyển đổi số và ký kết hợp tác chuyển đổi số

Đặc biệt, với quan điểm, chuyển đổi số không chỉ là chuyển đổi công nghệ, xây dựng hạ tầng mà quan trọng hơn là chuyển đổi về tư duy… năm 2021, UBND tỉnh Hà Giang đã thực hiện ký kết hợp tác với Tập đoàn FPT về chuyển đổi số, thành lập 7 tổ công tác chuyển đổi số. Xây dựng định hướng khung kế hoạch 24 tháng chuyển đổi số tổng thể, toàn diện. Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng chuyển đổi số tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các đơn vị trường học, cơ sở khám chữa bệnh, doanh nghiệp. Đào tạo nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho lãnh đạo 3 cấp tỉnh, huyện, xã tại 233 điểm cầu với 4.431 người tham gia.

Về lâu dài, chuyển đổi số sẽ tác động ngày càng sâu rộng, bao trùm lên các ngành, lĩnh vực và trên các mặt phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Với Hà Giang, để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc vào năm 2030, địa phương này sẽ phải nỗ lực rất nhiều trong hành trình áp dụng số hóa và ứng dụng số hóa để tạo ra phương thức, cách thức làm việc mới.

Với quyết định chọn ngày 28/8 là Ngày chuyển đổi số, Hà Giang đang tiếp tục khẳng định tinh thần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, tích cực hỗ trợ, khuyến khích cơ quan, doanh nghiệp, người dân chủ động tham gia vào các loại hình dịch vụ của xã hội số, từng bước hình thành văn hóa số trên mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc.

Phương Tú
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Công nghiệp, xuất khẩu tăng mạnh trong tháng 4

Mai một nghề muối Sa Huỳnh giữa vùng di sản văn hóa

Thanh Hóa phát động phong trào 'Bình dân học vụ số'

Hải Phòng: "Thành phố Anh hùng" vươn mình bứt phá

Hà Nội truy quét thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bẩn

Đà Nẵng: Vùng dưa nức tiếng Trường Định được mùa

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 8-10/5/2025 mới nhất

Ông Hoàng Nam làm Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị

Hà Nội định hướng phát triển sản phẩm du lịch mới

Trên 99% cử tri Cà Mau và Bạc Liêu đồng thuận sáp nhập tỉnh

Sản vật cao nguyên Lâm Đồng sắp hội tụ tại Hà Nội

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Đồn Biên phòng Cát Bà cứu nạn thành công 6 thuyền viên bị nạn trên biển

Công an Đà Nẵng tổ chức kỳ sát hạch lái xe đầu tiên

Hải Phòng: Xử lý nghiêm quảng cáo sai sự thật hàng hóa

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Trị qua đời ở tuổi 106

Cần Thơ: Sản xuất công nghiệp khởi sắc trong tháng 4/2025

Hà Nội: Giải quyết dứt điểm đơn thư đất đai ngay từ khi phát sinh