Thứ năm 19/12/2024 00:16

Hà Giang bàn giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số

Sáng 8/10, tại thành phố Hà Giang, UBND tỉnh Hà Giang tổ chức hội nghị “Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Hà Giang” với hơn 150 đại biểu tham dự.

Đây là sự kiện quan trọng của chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2024.

Tham dự hội nghị có ông Thào Hồng Sơn - Phó Bí thư thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Trần Minh Tân Phó Viện trưởng phụ trách Viện chiến lược, Bộ Thông tin và Truyền thông và PGS.TS Phùng Trung Nghĩa, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông.

Ảnh: Thu Hường

Cùng tham dự sự kiện có các đại biểu đến từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Đại học Thái Nguyên; đại diện các tổ chức chính trị, đoàn thể, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang, các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố cùng các chuyên gia, các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trong và ngoài tỉnh Hà Giang…

Hội nghị “Giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số tỉnh Hà Giang” được tổ chức nhằm tiếp tục đánh giá, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp chuyển đổi số, đặc biệt là chuẩn bị cho kế hoạch chuyển số năm 2025 của Hà Giang.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Văn Sơn - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang - cho biết: Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có bài viết quan trọng “Chuyển đổi số là động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Theo đó, bài viết đã nhấn mạnh: Chuyển đổi số dựa trên hai nền tảng là hạ tầng số và dữ liệu số. Dữ liệu số là tài nguyên, là tư liệu sản xuất mới cần được khai thông, giải phóng tiềm năng để tạo ra giá trị mới.

Trong những năm vừa qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Giang luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác chuyển đổi số trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn. Ảnh: Tường Vi

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn nhấn mạnh: "Kết quả chuyển đổi số đã góp phần hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số, nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động cơ quan nhà nước, chất lượng dịch vụ công. Quý III/2024, tỉnh Hà Giang xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố về chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp, tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 82%, Tỷ lệ hồ sơ có giao dịch thanh toán trực tuyến đạt trên 90%. Hoàn thành, đưa vào hoạt động hiệu quả hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu với Hệ thống báo cáo quốc gia; Hệ thống họp không giấy tờ; phê duyệt, triển khai Kiến trúc chính quyền điện tử hướng đến Chính quyền số tỉnh Hà Giang phiên bản 3.0".

Về kinh tế số, Hà Giang đã hoàn thành chỉ tiêu 100% hộ sản xuất nông nghiệp có tài khoản tham gia sàn thương mại điện tử được đào tạo, tập huấn; 100% sản phẩm OCOP đăng tải trên sàn thương mại điện tử; Triển khai mô hình chợ 4.0 về các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại hầu hết khu vực chợ trung tâm các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; 100% doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh sử dụng hóa đơn điện tử. Tỷ lệ dân số trên 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch điện tử đạt tỷ lệ trên 80%.

Hiện 100% sản phẩm OCOP đăng tải trên sàn thương mại điện tử. Ảnh minh họa:Thu Hường

Về xã hội số, 100% các xã, phường, thị trấn đã có cáp quang đến trung tâm; tỷ lệ thôn được phủ sóng điện thoại di động đạt 98,9%; tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản định danh và xác thực điện tử đạt 78,6%; tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 90,9%; truyền thông số được đẩy mạnh, lan tỏa sâu rộng tinh thần và nhận thức về chuyển đổi số đến đông đảo người dân, doanh nghiệp…

Bên cạnh những kết quả đạt được, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cũng thẳng thắn chỉ ra một số những khó khăn, thách thức của địa phương trong công tác chuyển đổi số như: Thiếu hụt về nhân lực công nghệ thông tin cả trong cơ quan nhà nước cũng như khu vực tư nhân; thiếu các doanh nghiệp công nghệ số; hạ tầng công nghệ thông tin còn nhiều khó khăn, vẫn còn nhiều thôn, bản chưa có sóng viễn thông, chưa có điện lưới, hoặc chất lượng phủ sóng còn thấp, chưa ổn định.

Đặc biệt, nhu cầu đầu tư chuyển đổi số rất lớn trong điều kiện nguồn lực ngân sách tỉnh còn hạn chế, huy động vốn xã hội hóa gặp nhiều khó khăn. “Đến nay, việc triển khai Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin của UBND tỉnh năm 2024 đã hoàn thành 71/92 nhiệm vụ đề ra”- Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Triển khai Quyết định số 2568 của Bộ Thông tin và Truyền thông về phê duyệt Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Viện Chiến lược thông tin và truyền thông đã phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt kiến trúc chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số tỉnh Hà Giang, phiên bản 3.0.

Ông Trần Minh Tân - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược thông tin truyền thông - chia sẻ thông tin tại hội nghị. Ảnh: Tường Vi

Theo ông Trần Minh Tân - Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược thông tin truyền thông - cho hay: Hà Giang là một trong những tỉnh đầu tiên phê duyệt kiến trúc 3.0 với quan điểm “dữ liệu số là tài nguyên, là tư liệu sản xuất mới cần được khai thông, giải phóng tiềm năng để tạo ra giá trị mới, thúc đẩy chuyển đổi số”. Trong phát triển chuyển đổi số, dữ liệu trở thành tài nguyên quan trọng và phải đồng bộ trên cả nước, việc Chính phủ định hướng xây dựng dữ liệu quốc gia hết sức quan trọng.

Qua đó, cho thấy, một trong những nội dung quan trọng của quá trình chuyển đổi số là việc xây dựng cơ sở dữ liệu. Trong cơ quan nhà nước, cơ sở dữ liệu gồm: Cơ sở dữ liệu quốc gia; cơ sở dữ liệu của bộ, ngành, địa phương (chuyên ngành/lĩnh vực) và cơ sở dữ liệu khác.

Để tìm ra các giải pháp chuyển đổi số thực sự hiệu quả, trở thành động lực, góp phần đưa Hà Giang sớm thực hiện thắng các mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 17 nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra; đồng thời sớm đưa Hà Giang trở thành tỉnh có kinh tế - xã hội phát triển trong khu vực trung du miền núi phía Bắc vào năm 2030.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Thuận - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang - cho biết: Đề án 06 đã góp phần quan trọng trong việc xác thực, làm sạch dữ liệu, cập nhật dữ liệu các ngành, đoàn thể, phục vụ hiệu quả công tác chuyển đổi số, của cách hành chính và các giao dịch khác. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng phục vụ người dân.

Ông Nguyễn Đức Thuận - Phó Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang - trình bày kết quả thực hiện Đề án 06. Ảnh: Tường Vi

Trong 6 tháng đầu năm 2024, triển khai Đề án 06 tỉnh Hà Giang đã hoàn thành 40/83 nhiệm vụ được giao trong năm 2024. Kết quả tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của tỉnh tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ giải quyết trực tuyến đạt 89,8%, tăng 6,2% so với năm 2023; tỷ lệ giải quyết đúng và trước hạn đạt tỷ lệ 99,1%, tăng 1,4% so với năm 2023...

Bên lề hội nghị, chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện chuyển đổi số ở địa phương, ông Hoàng Đức Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Hoàng Su Phì - cho biết: UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị duy trì mạng truyền số liệu chuyên dùng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước trên địa bàn huyện. Riêng đối với UBND các xã, thị trấn đã sử dụng 3 đường truyền mạng Internet riêng biệt cho các bộ phận gồm: Bộ phận giải quyết thủ tục hành chính một cửa; bộ phận chuyên môn; UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị cử bộ công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên trách/kiêm nhiệm 2 nhiệm vụ: Chuyển đổi số và An toàn thông tin. Tổng số 173 cán bộ, công chức, viên chức được giao kiêm nhiệm; tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trên địa bàn huyện…; tăng cường công tác truyền thông, hướng dẫn người dân sử dụng và khai thác Ứng dụng Công dân số Hà Giang; Ứng dụng Sổ tay đảng viên tỉnh Hà Giang; ứng dụng VneID…

Đặc biệt, các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm OCOP của huyện đã được đưa lên sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên giá trị giao dịch chưa cao, thương hiệu chưa được lan tỏa rộng”- ông Hoàng Đức Tân nhấn mạnh.

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà khoa học đã trao đổi về các giải pháp nhằm thu hút nguồn lực thúc đẩy chuyển đổi số tại địa phương; các nhiệm vụ trọng tâm để hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu, nâng cao chỉ số đánh giá chuyển đổi số của tỉnh năm 2024 và các năm tiếp theo; sáng kiến, giải pháp then chốt thực hiện Kiến trúc Chính quyền số tỉnh Hà Giang, phiên bản 3.0; đề xuất cơ chế, mô hình kết nối, hợp tác giữa doanh nghiệp và chính quyền, các chuyên gia trong chuyển đổi số.

Tại sự kiện, lãnh đạo tỉnh Hà Giang cùng các đại biểu đã nhấn nút công bố Kiến trúc chính quyền số phiên bản 3.0 và Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh Hà Giang.

Lãnh đạo tỉnh Hà Giang cùng các đại biểu đã nhấn nút công bố Kiến trúc Chính quyền số phiên bản 3.0 và Nền tảng chia sẻ, tích hợp dữ liệu của tỉnh Hà Giang. Ảnh: Thu Hường
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang và Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác. Ảnh: Thu Hường
Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Chuyển đổi số

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Gia Lai tiếp nhận tài trợ 60 căn nhà tình thương trị giá hơn 4 tỷ đồng

Sở Công Thương Thanh Hóa phối hợp triển khai có hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững

Cần Thơ: 5.000 hoa đăng thắp sáng tại ngày hội du lịch quận Ninh Kiều

Quảng Nam: Giao lưu 'Vang mãi bản hùng ca quyết thắng'

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Thái Bình: Chỉ số DDCI năm 2024 tiếp tục được cải thiện so với năm 2023

Đà Nẵng: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cao nhất 700 triệu đồng

Quảng Bình: Bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm

Ông Bùi Đức Hinh được giới thiệu để bầu giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Thanh Hóa: Nhiều kết quả ấn tượng trong Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bắc Ninh bảo đảm cung cấp hàng hóa dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Bắc Giang: Sớm đưa khu công nghiệp được đầu tư gần 3,8 nghìn tỷ đồng vào hoạt động

Lai Châu: Lễ ra quân đợt cao điểm trấn áp các loại tội phạm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Quảng Ninh: Đào móng nhà, phát hiện quả bom nặng gần 230 kg tại Hạ Long

Kỷ niệm 30 năm vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản thiên nhiên thế giới