Gỡ nút thắt trong thanh toán không dùng tiền mặt

Sau 4 năm triển khai Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020, đến nay, thanh toán điện tử và hệ sinh thái thanh toán điện tử có những bước phát triển tích cực. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố thuận lợi cũng còn không ít khó khăn.

Tại Diễn đàn "Thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg-Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp" do Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 26/8 tại Hà Nội, các chuyên gia, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có nhiều ý kiến đóng góp tích cực về vấn đề thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam.

Thanh toán điện tử tăng trưởng mạnh, bao phủ nhiều lĩnh vực

Chia sẻ tại diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI - nhìn nhận: Đại dịch Covid-19 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế, tác động xấu đến tất cả mọi ngành nghề. Nhưng Covid-19 cũng có tác động tích cực, đó là nó thúc đẩy sự tái phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phát triển công nghệ và quy trình làm việc mọi thứ chuyển sang mô hình online và công nghệ hóa. Covid-19 cũng ép các doanh nghiệp phải chuyển đổi số mạnh mẽ hơn. Lĩnh vực thanh toán cũng có bước thay đổi mạnh mẽ khi thanh toán không dùng tiền mặt gia tăng. “Covid-19 đang bước vào giai đoạn thứ hai, chúng ta cũng chưa biết bao giờ có thể khống chế dịch bệnh này, do đó, không có cách nào khác là phải thay đổi nhanh hơn, chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho kinh doanh bền vững trong bối cảnh sẽ phải sống chung với đại dịch”, TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo số liệu từ Vụ Thanh toán thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2020 đã có 200 triệu giao dịch thanh toán qua Internet với giá trị khoảng 12,9 triệu tỷ đồng, tăng 36% giá trị so với cùng kỳ năm 2019. Số lượng giao dịch qua điện thoại di động lên tới 472 triệu giao dịch (bằng 178% so với năm 2019) với giá trị khoảng 4,9 triệu tỷ đồng (bằng 177% so với năm 2019).

Dẫn thêm số liệu cho thấy tốc độ gia tăng của thanh toán không tiền mặt, ông Lê Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán NHNN - cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2020 hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của NHNN đã xử lý khoảng 69,2 triệu giao dịch, với giá trị xấp xỉ 50 triệu tỷ đồng (tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2019). Cũng trong 6 tháng đầu năm 2020, hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử đã xử lý gần 498 triệu giao dịch, đạt giá trị 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 72,4% về số lượng và tăng 102,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.

Hệ thống ATM, POS tiếp tục hoạt động ổn định, được các ngân hàng quan tâm đầu tư. Tính đến cuối tháng 6/2020, toàn quốc có hơn 19.570 cây ATM và 266.310 máy POS. Đến cuối tháng 6/2020 đã đạt khoảng 93,7 triệu tài khoản cá nhân (tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2019).

Tốc độ gia tăng của thanh toán không tiền mặt còn được thể hiện qua việc ngày càng có thêm nhiều sản phẩm và phương thức thanh toán điện tử mới, như chuyển tiền trực tuyến 24x7 qua Mobile banking, thanh toán qua ứng dụng Mobile banking/Ví điện tử hay thanh toán tại cửa hàng/trên website bán hàng qua mã QR...

Tại diễn đàn, bà Nguyễn Thị Hải Bình - Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính - Bộ Tài chính - cho biết, trong giai đoạn 2016-2020 vấn đề thanh toán không dùng tiền mặt đã liên tục được thúc đẩy với 5 giải pháp chính, từ đó đã mang lại kết quả đáng kể.

Gỡ nút thắt trong thanh toán không dùng tiền mặt

Đáng chú ý, hệ thống điện tử liên ngân hàng đã kết nối được với 63 kho bạc, ngân hàng nhà nước ở các địa phương. Đây là cơ sở đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Đến nay, đã có 50 ngân hàng thương mại ký kết thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với thuế, hải quan trên phạm vi cả nước; 99% doanh nghiệp đang hoạt động đăng ký nộp thuế điện tử; số tiền điện tử đã nộp từ năm 2019 là trên 700.000 tỷ đồng.

Chia sẻ tại phiên thảo luận, ông Đinh Thanh Sơn - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty CP Bưu chính Viettel (Viettel Post) - cho biết, công ty triển khai thanh toán không dùng tiền mặt từ năm 2016 với thời điểm sơ khai của hoạt động mua sắm qua mạng. Văn hóa “tiền trao cháo múc” đã được hình thành quá lâu, 95% khách hàng của Viettel Post lúc đó sử dụng hoạt động thanh toán dùng tiền mặt.

Do đó, doanh nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp thay đổi phương thức thanh toán. Ví dụ, khách hàng thanh toán trước qua chuyển khoản sẽ được giảm cước vận chuyển đến 20 - 30%. Sau 4 năm triển khai, đã có 30% số khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, còn khoảng 70% khách hàng vẫn sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt.

Với ứng dụng của nền tảng khoa học công nghệ, Viettel Post đang ngày một nâng cao số lượng khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, các nền tảng mua sắm bằng điện tử nở rộ khiến tình trạng “bom hàng” giảm dần, giúp mua sắm hàng qua điện tử tin cậy hơn.

Không chỉ ngành bưu chính, ngành điện lực cũng đạt nhiều kết quả thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt đáng khích lệ. Từ năm 2015, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã ký thoả thuận hợp tác với 4 ngân hàng lớn, hoàn thành triển khai hoá đơn điện tử, đẩy mạnh thu tiền điện qua ngân hàng/tổ chức trung gian nhằm nâng cao năng suất lao động. Đặc biệt từ năm 2017, EVN không còn ngân viên đến nhà khách hàng thu tiền, mở rộng hợp tác với trên 30 ngân hàng và trên 10 tổ chức trung gian thanh toán.

Tháo gỡ khó khăn xây dựng hệ sinh thái

Theo đánh giá của TS. Vũ Tiến Lộc, mặc dù có bước phát triển đáng ghi nhận, nhưng Việt Nam vẫn chưa đạt được mục tiêu như kỳ vọng, tỷ lệ sử dụng tiền mặt còn cao. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do cả vấn đề nhận thức và ý thức. Trong đó, hạ tầng cơ sở và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn kém hiệu quả, chưa tương xứng với tiềm năng, đặc biệt là môi trường pháp lý.

Từ thực tế hoạt động, ông Lê Anh Dũng cũng thừa nhận, bên cạnh kết quả đạt được, thanh toán không dùng tiền mặt còn một số tồn tại, thách thức trong phát triển như cơ chế, chính sách, khuôn khổ, quy định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt cần được tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện, nhất là xác định rõ chính sách đối xử, khuôn khổ quy định quản lý những phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, mô hình kinh doanh đổi mới, giải pháp thanh toán sáng tạo.

Bên cạnh đó, sự tham gia ngày càng nhiều của các tổ chức phi ngân hàng, công ty Fintech, hãng công nghệ lớn vào lĩnh vực thanh toán đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý, nhất là trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật vừa đảm bảo sự phát triển, đổi mới, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước đối với hoạt động thanh toán và bảo vệ người tiêu dùng.

Đồng thời, thói quen, hành vi sử dụng tiền mặt phổ biến của người dân nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử. Một bộ phận người tiêu dùng còn e dè khi tiếp cận với công nghệ, phương tiện thanh toán mới, do còn lo ngại về vấn đề an ninh, an toàn trong thanh toán.

Ngoài ra, tội phạm, gian lận trong thanh toán điện tử gần đây có chiều hướng gia tăng trong bối cảnh các dịch vụ, giao dịch online trở nên phổ biến với những hành vi, thủ đoạn mới, tinh vi hơn và sử dụng công nghệ nhiều hơn cũng là rào cản.

Gỡ nút thắt trong thanh toán không dùng tiền mặt
Phiên thảo luận tại diễn đàn, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

Ông Dũng cũng thông tin, một số vấn đề phát sinh trong lĩnh vực thanh toán điện tử gần đây diễn biến phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối hợp, xử lý của nhiều bộ, ngành, như: Một số tổ chức, cá nhân sử dụng máy POS, thiết bị di động có nguồn gốc từ nước ngoài để chấp nhận thanh toán trên lãnh thổ Việt Nam, không tuân thủ quy định pháp luật; hay hoạt động thanh toán cho các dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung ứng xuyên biên giới vào lãnh thổ Việt Nam... còn có khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý.

Với thực tế và những tồn tại, thách thức nêu trên, NHNN đã đề ra phương châm chỉ đạo hoạt động thanh toán thời gian tới theo nguyên tắc lấy khách hàng làm trọng tâm để nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng sức cạnh tranh, lấy ứng dụng công nghệ thành tựu của CMCN 4.0 để tạo sự phát triển bứt phá; đồng thời đề ra một số giải pháp cụ thể.

Từ góc nhìn của người nghiên cứu, bà Nguyễn Thị Hải Bình cũng đưa ra một số hạn chế. Theo đó, các dịch vụ đi kèm như hóa đơn điện tử, chữ ký số còn nhiều bất cập; đối với các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, hạ tầng phục vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng gặp rất nhiều khó khăn; cơ sở hạ tầng của các khu vực vùng sâu, vùng xa chưa đồng bộ; thói quen sử dụng tiền mặt là rào cản lớn nhất...

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng chỉ ra lý do người dân Việt Nam vẫn chi tiêu bằng tiền mặt, bởi Việt Nam chưa có chương trình giáo dục cộng đồng, giáo dục quần chúng cơ bản về sử dụng thanh toán phi tiền mặt…

Để thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong thời gian tới, đại diện các ngân hàng, chuyên gia, doanh nghiệp đều cho rằng cần xây dựng hệ sinh thái giữa công ty tài chính và ngân hàng. Cụ thể, ông Huỳnh Ngọc Huy - Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (LienVietPostBank) - khẳng định: Cần xây dựng hệ sinh thái giữa các công ty tài chính và ngân hàng. Vì trên thực tế, về mặt công nghệ, các ngân hàng thường đi chậm hơn so với các công ty Fintech - bởi họ làm chủ và đi đầu về công nghệ. Về lâu dài, giữa ngân hàng và các công ty Fintech phải cộng sinh với nhau, nhưng hiện tại có vẻ như lại đang là đối thủ của nhau. Lý do, việc dùng một đơn vị Fintech đứng giữa để tạo hệ sinh thái thì doanh nghiệp vẫn đang dè dặt, chưa dám mạnh dạn sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt. “Nhưng về lâu dài, tôi cho rằng có thể đây sẽ là xu hướng tất yếu” - ông Huy nói.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Chiến Thắng - Giám đốc Ngân hàng số BIDV - cho biết, xây dựng hệ sinh thái để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là rất quan trọng. Ngân hàng không thể đủ năng lực, linh hoạt hay chú trọng vào một ngành hẹp như Fintech. Một ngân hàng truyền thống không thể ra quyết định nhanh như Fintech và được cũng không đủ nguồn lực để tập trung trong một ngành hẹp nào đó.

“Chiến lược hợp tác giúp ngân hàng mở rộng hệ sinh thái của mình, kể cả vấn đề phát triển sản phẩm, dịch vụ, tạo ra mạng lưới để tăng dịch vụ cho khách hàng. Tuy nhiên, chúng ta cần có những hệ thống chuyển mạch QR để một ngân hàng hay đơn vị thanh toán có thể thanh toán trên bất kỳ QR nào trên thị trường” - ông Thắng nêu quan điểm.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thanh toán không dùng tiền mặt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng Nhà nước “mạnh tay” hút ròng 90.000 tỷ đồng, lãi suất có tăng?

Ngân hàng Nhà nước “mạnh tay” hút ròng 90.000 tỷ đồng, lãi suất có tăng?

Trong 6 phiên giao dịch liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước đã “mạnh tay” hút ròng tổng cộng 90.000 tỷ đồng thanh khoản thông qua kênh tín phiếu.
Lo ngại căng thẳng Biển Đỏ tác động tới một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Lo ngại căng thẳng Biển Đỏ tác động tới một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

Thương mại Á - Âu được dự báo sẽ có những rủi ro đáng kể nếu gián đoạn ở Biển Đỏ kéo dài thêm, và Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy đó.
Chính phủ yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Chính phủ yêu cầu khẩn trương thanh tra, kiểm soát thị trường vàng

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 1696/VPCP-KTTH gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tiến độ triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng.
Giải mã tín dụng tăng trưởng âm và định hướng kích cầu dòng tiền

Giải mã tín dụng tăng trưởng âm và định hướng kích cầu dòng tiền

Mặc dù có những yếu tố hỗ trợ như lãi suất giảm, nhiều gói tín dụng ưu đãi nhưng tín dụng vẫn giảm trong 2 tháng đầu năm nay.
Lãi suất cho vay bình quân tại các ngân hàng đang ở mức nào?

Lãi suất cho vay bình quân tại các ngân hàng đang ở mức nào?

Lãi suất cho vay bình quân đã được nhiều ngân hàng công bố với mức chênh từ hơn 3% đến 5 - 7% lãi suất huy động tùy theo mục đích vay.

Tin cùng chuyên mục

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/3/2024: SCB giảm lãi suất, có kỳ hạn thấp hơn nhóm Big4

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/3/2024: SCB giảm lãi suất, có kỳ hạn thấp hơn nhóm Big4

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 18/3/2024, lãi suất tiết kiệm 18/3, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Lộ trình tuân thủ quy định giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Lộ trình tuân thủ quy định giới hạn góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, các tổ chức tín dụng phải tuân thủ các quy định về giới hạn góp vốn, mua cổ phần chậm nhất ngày 1/7/2025.
Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tiền cho vay nhà ở xã hội chính là tiền của người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Tiền cho vay nhà ở xã hội chính là tiền của người dân

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết, hiện số tiền cho vay nhà ở xã hội chính là tiền huy động của người dân, nên các ngân hàng vẫn phải trả lãi.
Nhà ở xã hội: Tỷ suất sinh lời 10% không đủ hấp dẫn nhà đầu tư

Nhà ở xã hội: Tỷ suất sinh lời 10% không đủ hấp dẫn nhà đầu tư

Lãnh đạo các ngân hàng cho rằng, tỷ suất sinh lời 10% không đủ hấp dẫn chủ đầu tư nhà ở xã hội; đề xuất gói 30.000 tỷ đồng cho vay với lãi suất cố định 4,8%.
SHB ra mắt dịch vụ thanh toán phí cảng biển 24/7 cho khách hàng doanh nghiệp

SHB ra mắt dịch vụ thanh toán phí cảng biển 24/7 cho khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng doanh nghiệp của SHB có thể dễ dàng thanh toán phí cảng biển trực tuyến 24/7 thông qua kênh ngân hàng điện tử SHB Corportate Online mọi lúc mọi nơi.
LPBank bổ nhiệm bà Vũ Nam Hương làm Phó Tổng Giám đốc

LPBank bổ nhiệm bà Vũ Nam Hương làm Phó Tổng Giám đốc

Hội đồng quản trị LPBank vừa bổ nhiệm bà Vũ Nam Hương, sinh năm 1983 vào vị trí Phó Tổng Giám đốc, phụ trách mảng khách hàng doanh nghiệp.
Vì sao F88 được ADI chọn tài trợ thúc đẩy bình đẳng giới

Vì sao F88 được ADI chọn tài trợ thúc đẩy bình đẳng giới

Các sáng kiến của F88 trong việc hỗ trợ phụ nữ thu nhập thấp tự doanh và thúc đẩy cơ hội thăng tiến cho nhân viên nữ được các tổ chức quốc tế đánh giá cao
SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

SHB đồng loạt giảm lãi suất cho vay chỉ còn từ 5,79%/năm

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã đồng loạt giảm lãi suất các gói vay ưu đãi xuống chỉ còn từ 5,79%/năm.
Đề xuất quy định mới về mở, sử dụng tài khoản thanh toán

Đề xuất quy định mới về mở, sử dụng tài khoản thanh toán

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/3/2024: Agribank giảm lãi suất xuống mức thấp chưa từng có 1,6%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/3/2024: Agribank giảm lãi suất xuống mức thấp chưa từng có 1,6%/năm

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 15/3/2024, lãi suất tiết kiệm 15/3, giảm lãi suất huy động, lãi suất thấp, ngân hàng BIDV, VCB, VIB, MB, VietinBank.
Toàn cảnh vụ vay nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi 8,8 tỷ đồng

Toàn cảnh vụ vay nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi 8,8 tỷ đồng

Một khách hàng được cho vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm, đến nay, cả gốc lẫn lãi phải trả lên đến 8,8 tỷ đồng.
Lãnh đạo các ngân hàng kiến nghị gì với Thủ tướng?

Lãnh đạo các ngân hàng kiến nghị gì với Thủ tướng?

Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, đại diện lãnh đạo các ngân hàng tiếp tục gửi nhiều kiến nghị lên Thủ tướng.
Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp "rắn" để điều chỉnh lãi suất các khoản nợ cũ của doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước phải có giải pháp "rắn" để điều chỉnh lãi suất các khoản nợ cũ của doanh nghiệp

Ngày 14/3, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã có nhiều kiến nghị.
Cổ phiếu trụ chịu áp lực bán mạnh kéo VN-Index giảm hơn 6 điểm

Cổ phiếu trụ chịu áp lực bán mạnh kéo VN-Index giảm hơn 6 điểm

Sau hai phiên tăng điểm liên tiếp khá tích cực, thị trường chứng khoán trong nước đã có phần chững lại khi áp lực bán quay trở lại tương đối mạnh.
Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng: Dòng vốn tín dụng chỉ là bổ sung giúp doanh nghiệp vượt khó

Tổng Thư ký Hiệp hội ngân hàng: Dòng vốn tín dụng chỉ là bổ sung giúp doanh nghiệp vượt khó

"Dòng vốn tín dụng ngân hàng chỉ là bổ sung, không phải dòng vốn chủ lực để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế".
Ngân hàng đẩy hàng trăm nghìn tỉ đồng vốn vay mong tín dụng thoát tăng trưởng âm

Ngân hàng đẩy hàng trăm nghìn tỉ đồng vốn vay mong tín dụng thoát tăng trưởng âm

Tín dụng tăng chậm, thanh khoản dồi dào, ngân hàng tiếp tục tung hàng trăm nghìn tỉ đồng cho doanh nghiệp vay, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên.
Doanh nghiệp mong muốn có thêm gói tín dụng mới và được giảm thêm lãi suất

Doanh nghiệp mong muốn có thêm gói tín dụng mới và được giảm thêm lãi suất

Lãnh đạo các doanh nghiệp cho rằng, lãi suất vay vẫn cao, rất khó tiếp cận nên mong muốn được hỗ trợ lãi suất và có thêm những chính sách mới, gói tín dụng mới.
BIDV bùng nổ ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

BIDV bùng nổ ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngân hàng (BIDV) triển khai chương trình Trade Booming với các chính sách ưu đãi tỷ giá mua bán ngoại tệ tới 170 điểm, miễn phí tới 10 loại dịch vụ.
Công bố lãi suất cho vay: Hạn cuối trước 1/4/2024

Công bố lãi suất cho vay: Hạn cuối trước 1/4/2024

Ngân hàng Nhà nước ban hành công văn số 1628/NHNN-CSTT yêu cầu các tổ chức tín dụng phải công bố lãi suất cho vay chậm nhất trước 1/4/2024
2 nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm và 4 giải pháp tăng tiền cho nền kinh tế

2 nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm và 4 giải pháp tăng tiền cho nền kinh tế

Tại Hội nghị về điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, Ngân hàng Nhà nước nêu nguyên nhân khiến tín dụng tăng trưởng âm và giải pháp tăng tiền cho nền kinh tế.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động