Thứ năm 19/12/2024 22:09

Gỡ khó nguồn cung nguyên liệu

Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều ngành sản xuất trong nước đang phải đối mặt với khó khăn về nguồn cung nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào, đặc biệt là các doanh nghiệp (DN) ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT).

Nguy cơ đứt nguồn cung nguyên liệu

Tại thời điểm này, nguồn nguyên phụ liệu phụ trợ cho các lĩnh vực sản xuất chủ chốt như may mặc, da giày, điện tử... đang phụ thuộc tới 70 - 80% vào nguyên liệu nhập khẩu. Dù đã phòng ngừa, chuẩn bị từ trước, nhưng các biện pháp hạn chế thông thương ngăn chặn dịch Covid-19 cũng đang khiến nhiều DN đứng trước nguy cơ cạn kiện nguồn nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất.

Đại diện một số DN CNHT cho hay, nguồn nguyên liệu dự trữ của họ chỉ đủ sản xuất đến hết tháng 3/2020. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, nguy cơ thu hẹp hay dừng sản xuất là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt, việc tạm dừng giao thương qua các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc thời gian qua đã ảnh hưởng không nhỏ tới những DN nhập khẩu nguồn nguyên liệu chính từ quốc gia này. Chịu tác động nặng nề nhất từ dịch Covid-19 là DN sản xuất, lắp ráp ôtô. Hiện nay, ngoài Trung Quốc, các DN lắp ráp xe trong nước còn phải nhập khẩu linh kiện từ Hàn Quốc, Nhật Bản.

Trước khó khăn về nguồn cung linh, phụ kiện, lãnh đạo Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) - bày tỏ: Các DN ôtô trong nước dự kiến nguồn nguyên liệu phục vụ đến cuối tháng 3, sản lượng sản xuất bắt đầu giảm. Một số DN, đặc biệt là DN sản xuất xe tải như Công ty Cổ phần (CP) Ôtô TMT đang thiếu lao động bởi đội ngũ chuyên gia Trung Quốc vẫn chưa trở lại Việt Nam làm việc.

Bên cạnh đó, việc tìm nguồn nguyên liệu thay thế cũng khó khăn nhất định. Với 80% đơn hàng gia công hiện nay, 100% nguyên phụ liệu đều do khách hàng chỉ định nhà cung cấp, nên DN Việt Nam không thể tự quyết khi nguồn cung thiếu hụt. Trong trường hợp các DN có thể chủ động nơi cung ứng nguyên liệu mới như Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh…, giá thành cũng cao hơn Trung Quốc và mất thời gian đàm phán để bù đắp nguyên liệu.

Tập trung hỗ trợ doanh nghiệp

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, số DN hoạt động trong lĩnh vực CNHT chiếm khoảng 5% tổng số DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong đó, nhiều DN đáp ứng được nhu cầu trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, còn một số DN vẫn thiếu và yếu về quy mô năng lực, các sản phẩm chủ yếu là linh phụ kiện đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm.

Trước thực trạng trên, Bộ Công Thương đã có đề xuất với Chính phủ về các giải pháp phát triển ngành. Cụ thể, đầu tư nguồn lực từ ngân sách Nhà nước trung ương và địa phương tập trung phát triển công nghiệp, đặc biệt là CNHT và một số ngành công nghiệp vật liệu cơ bản quan trọng như thép chế tạo, vải, vật liệu mới... để khắc phục sự phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu. Đơn cử, Sở Công Thương Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh phối hợp chặt chẽ với Cục Xuất nhập khẩu, Cục Công nghiệp cùng 57 thương vụ Việt Nam trên toàn thế giới tăng cường hỗ trợ các DN tìm nguồn nhập khẩu hàng hóa, nguyên liệu, vật tư, linh phụ kiện đầu vào sản xuất để thay thế trong trường hợp nguồn cung bị ảnh hưởng của dịch bệnh.

Ngoài ra, khuyến khích DN CNHT trong nước, đặc biệt là DN sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào cho một số ngành công nghiệp như dệt may, da giày, tăng cường sản xuất để đáp ứng một phần nhu cầu nội địa. Tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực DN thông qua các giải pháp về tín dụng, nguồn nhân lực, đổi mới sáng tạo phát triển thị trường cũng như các ưu đãi về thuế và đất đai.

Nhiệm vụ quan trọng nhất của DN lúc này là sớm cơ cấu lại sản xuất, tìm nguồn cung thay thế khi nguyên liệu và thiết bị không còn nhiều. Các DN CNHT cần đẩy mạnh liên kết, hỗ trợ, sử dụng sản phẩm của nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để giảm mức phụ thuộc vào nguồn lực từ bên ngoài.
Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP