Thứ bảy 28/12/2024 21:56

Giới thiệu thị trường Ấn Độ và khu vực các nước châu Phi, Trung Đông, Nam Á tại Tiền Giang

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, nhân dịp Hội nghị công tác khuyến công các tỉnh thành phố khu vực phía Nam do Cục Công nghiệp địa phương phối hợp với Sở Công Thương Tiền Giang tổ chức tại Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á (KV4) và Cục Công nghiệp địa phương đã tổ chức Hội thảo giới thiệu về Thị trường Ấn Độ và khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á.

 - Tới dự Hội thảo có Lãnh đạo Sở Công Thương Tiền Giang, Trung tâm khuyến công, Hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng thuộc các tỉnh miền Tây Nam Bộ và 60 doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu của khu vực.

Hội thảo đã chuyển tải nhiều thông tin về tổng quan Thị trường Ấn Độ, quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - Ấn Độ, cách thức kinh doanh với thị trường Ấn Độ, giới thiệu Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ và đánh giá tác động, khai thác lợi thế của Hiệp định thương mại tư do FTA ASEAN - Ấn Độ, thực hiện cam kết cắt giảm thuế; quy tắc xuất xứ...

Bên cạnh đó, đại diện (Vụ KV4) cũng đã giới thiệu về thị trường khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á và cách thức giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường các nước trong khu vực này đến các đại biểu và doanh nghiệp của khu vực miền Tây Nam Bộ.

Thời gian vừa qua, quan hệ thương mại giữa hai nước liên tục có những tiến triển tích cực. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến 6 tháng đầu năm 2011, kim ngạch XNK giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt: 1,798 tỷ USD, tăng trưởng 46,8% so với cùng kỳ 2010, trong đó xuất khẩu đạt: 590,5 triệu USD, tăng trưởng 50% và nhập khẩu đạt 1,207 tỷ USD, tăng 32,8%. Nhập siêu ở mức 617 triệu USD, tăng 22,3 % so với cùng kỳ năm 2010.

Xuất khẩu nhiều chủng loại hàng hóa như: sắt thép các loại, cà phê, cao su, máy móc thiết bị & phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm và linh kiện điện tử... tiếp tục tăng mạnh. Về nhập khẩu, nguyên liệu thức ăn gia súc, máy móc thiết bị phụ tùng, dược phẩm, bông vẫn là những mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất.

 

 

Các đại biểu tham dự Hội thảo

Hội thảo cũng đã tập trung thảo luận các chủ đề về Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN-Ấn Độ (AITIG) có hiệu lực từ 01/01/2010. Các bài tham luận của đại biểu tham dự Hội nghị đã nêu bật tầm quan trọng của Hiệp định này đối với quan hệ kinh tế thương mại giữa ASEAN - Ấn Độ nói chung và Việt Nam - Ấn Độ nói riêng.

Đại diện Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á cũng đã trực tiếp thảo luận với các Doanh nghiệp của khu vực miền Tây Nam Bộ về cách thức giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu với thị trường các nước trong khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á, trong đó tập trung vào công tác điều tra thương nhân, thông tin thị trường, nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng; sử dụng hiệu quả tư vấn cho thẩm định đối tác, giúp cho đàm phán, ký kết, thực hiện hợp đồng.

Thời gian qua, nhiều mặt hàng mới của các nhà sản xuất, xuất khẩu Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường khu vực châu Phi, Tây Á, Nam Á như gạo, hàng nông sản, thủy sản, dệt may, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, v.v... Về nhập khẩu, các mặt hàng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất giá rẻ từ khu vực này sẽ góp phần đẩy mạnh năng lực sản xuất và cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa.

Đại diện Sở Công Thương Tiền Giang cũng đã có phần trình bày về tổng quan về tình hình sản xuất công nghiệp, thương mại xuất nhập khẩu của Tỉnh; giới thiệu chi tiết các mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong vùng.

Buổi Hội thảo đã thu hút sự quan tâm và tham gia nhiệt tình, nhận được những trao đổi, hỏi đáp trực tiếp thẳng thắn và sôi nổi của các doanh nghiệp tham dự.

Đại biểu tham dự Hội nghị đã có nhiều ý kiến, kiến nghị đối với cơ quan Bộ ngành trong việc xây dựng chiến lược, tạo dựng chương trình hỗ trợ doanh nghiệp thâm nhập thị trường, nắm bắt cơ hội xuất và nhập khẩu các mặt hàng Việt Nam và các nước Châu Phi, Trung Đông, Nam Á có lợi thế so sánh, đặc biệt đối với nguyên vật liệu, nông sản thô từ châu Phi...

Qua cuộc hội thảo này cho thấy rằng, các cuộc tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp các địa phương, vùng miền trên cả nước là hết sức cần thiết và hữu ích nhằm cung cấp, chia sẻ thông tin; lắng nghe ý kiến phản hồi của doanh nghiệp…, từ đó xây dựng chính sách hỗ trợ phù hợp, mang lại lợi ích thực sự cho doanh nghiệp.

Vụ Thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Tiền Giang

Tin cùng chuyên mục

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường chiến lược trong hoạt động xuất nhập khẩu

Năm 2025, cần đưa ra mục tiêu, giải pháp trong cả hoạt động nhập khẩu

Xuất khẩu nông sản: Đừng để “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng màu!

Bộ Công Thương đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2025 sẽ tăng từ 10-12%

Xuất khẩu cao su sang thị trường Trung Quốc giảm lượng, tăng chất

Giải pháp nào để xuất khẩu hàng hóa tăng thêm 4 tỷ USD/tháng?

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Năm 2025, phấn đấu xuất khẩu hàng hoá tăng khoảng 12% so với năm 2024

Xuất khẩu gạo năm 2024 đạt kỷ lục cả về lượng và giá trị

Thương mại song phương Việt Nam - Ấn Độ dự kiến vượt mức 15 tỷ USD

EU tăng tần suất kiểm tra mặt hàng sầu riêng của Việt Nam

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục giữ vững vị trí thứ 3 thế giới

Năm 2024: Xuất nhập khẩu cán mốc kỷ lục chưa từng có trong 40 năm

PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng: Dự báo, xuất nhập khẩu năm 2025 sẽ vượt con số 1.000 tỷ USD

Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu

EU cấm BPA trong vật liệu tiếp xúc thực phẩm, đồ uống: Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ứng phó ra sao?

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới

Để hàng Việt ‘bám rễ’ thị trường Hoa Kỳ