Thứ hai 25/11/2024 11:13

Giày dép đứng đầu về tận dụng ưu đãi thuế quan theo FTA

Trong nhóm hàng công nghiệp, mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA trong năm 2021 khá cao.

Trong nhóm hàng công nghiệp, mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA trong năm 2021 khá cao, chiếm 95,92% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA với Việt Nam là 9,25 tỷ USD, giảm nhẹ 2,78% so với năm 2020.

Theo số liệu Bộ Công Thương vừa công bố, tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) năm 2021 đạt 69,08 tỷ USD, chiếm 32,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA. Trong năm 2021, đã có 1,2 triệu bộ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi được cấp, tăng 24% về trị giá và tăng 23% về số lượng bộ C/O so với năm 2020.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Về cơ cấu mặt hàng, đại diện Bộ Công Thương cho biết: trong nhóm hàng công nghiệp, mặt hàng giày dép có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo FTA khá cao, chiếm 95,92% với kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường ký FTA với Việt Nam là 9,25 tỷ USD, giảm nhẹ 2,78% so với năm 2020.

Tiêu chí xuất xứ đối với mặt hàng giày dép trong các FTA được đánh giá là phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt Nam. Bởi vậy, giày dép luôn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cấp C/O cao và tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA.

Đối với một số thị trường, tỷ lệ này đạt 100%, tức là 100% các lô hàng xuất khẩu đều sử dụng C/O ưu đãi.

Nhựa và cao su là nhóm sản phẩm đứng thứ hai với tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi lần lượt là 69,02% và 67,37% với kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi đạt 2,87 tỷ USD và 2,38 tỷ USD, tăng tương ứng 33,25% và 30,42% so với năm 2020.

Tiếp đó là sản phẩm dệt may với kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi đạt 9,14 tỷ USD, chiếm tỷ lệ 59,90% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm mặt hàng này (hơn 15,26 tỷ USD) sang các thị trường có FTA và tăng 13,35% so với kim ngạch xuất khẩu được cấp C/O ưu đãi của mặt hàng này năm 2020.

Nhiều mặt hàng trong nhóm hàng nông, thủy sản có tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi cao khi xuất khẩu sang các thị trường có FTA như: thủy sản (66,34%), rau quả (65,16%), chè (47,35%) và hạt tiêu (42,03%).

Về kim ngạch tận dụng ưu đãi thuế quan, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đứng đầu với trị giá 18,9 tỷ USD; tiếp đó là hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang ASEAN và Hàn Quốc với trị giá lần lượt là 11,6 tỷ USD và 11,2 tỷ USD.

“Lượng hàng hóa xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan từ Việt Nam sang thị trường Lào, Campuchia và Cuba có kim ngạch không đáng kể”, đại diện Bộ Công Thương nói.

Bộ Công Thương đặc biệt phân tích rõ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và FTA Việt Nam-EU (EVFTA).

Cụ thể, kim ngạch cấp C/O mẫu CPTPP trong năm 2021 đạt 2,5 tỷ USD, bằng 6,34% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các nước thành viên đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP.

Tỷ lệ sử dụng C/O mẫu CPTPP khi xuất khẩu sang các thị trường này không cao là do hầu hết các nước đối tác đều đã có FTA với Việt Nam với quy tắc xuất xứ lỏng hơn và mức thuế suất ưu đãi hơn so với CPTPP trong những năm đầu CPTPP có hiệu lực.

Với EVFTA, năm 2021, kim ngạch xuất khẩu sử dụng C/O mẫu EUR.1 sang thị trường EU không quá cao (ở mức 20,18%). Một số nhóm hàng có tỷ lệ sử dụng ưu đãi C/O mẫu EUR.1 rất tốt như: gạo (100%), giày dép (98,02%), thủy sản (76,9%), nhựa và sản phẩm nhựa (70,63%).

Hiện tại, đối với thị trường EU vẫn đang tồn tại song song 2 ưu đãi theo Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) và EVFTA. Doanh nghiệp vẫn đang áp dụng cả 2 cơ chế này khi xuất khẩu hàng hóa sang EU và lựa chọn C/O mẫu EUR.1 hoặc C/O mẫu A hoặc tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX để hưởng ưu đãi thuế quan theo cơ chế tương ứng khi xuất khẩu sang EU.

Bộ Công Thương nhìn nhận, trong thời gian tới, tỷ lệ sử dụng C/O ưu đãi theo EVFTA trong tổng kim ngạch xuất khẩu còn có thể tăng hơn nữa.

Giới chuyên gia nhận định, các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới như EVFTA và CPTPP sẽ tiếp tục mở ra những ưu đãi về thuế quan, tạo động lực thu hút đầu tư để tăng năng lực sản xuất, giúp các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên chuyên nghiệp hơn trên trường quốc tế. Nhờ đó, xuất khẩu tiếp tục được kỳ vọng là điểm sáng của nền kinh tế, đảm bảo việc làm cho người lao động và giúp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

haiquanonline.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp da giày chịu nhiều sức ép trong 'xanh hóa' sản xuất

Hàn Quốc đầu tư 6 tỷ USD vào ngành dệt may Việt Nam

Hội thảo ngành dệt may Việt Nam năm 2045: Nơi tăng trưởng xanh gặp năng suất

Doanh nghiệp dệt may bắt nhịp chuyển đổi số

Bộ Công Thương tiếp tục lấy ý kiến đóng góp cho Chiến lược phát triển ngành sữa

Tình hình quản lý, phát triển cụm công nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay ra sao?

Dồi dào đơn hàng, doanh nghiệp dệt may lại lo thiếu lao động

Cách nào phát triển thời trang Việt?

Sản xuất công nghiệp của Nam Định “chạy nước rút”

Bộ Công Thương dự kiến cắt giảm, đơn giản hoá nhiều thủ tục hành chính lĩnh vực công nghiệp nhẹ

Chính phủ giao Bộ Công Thương tăng cường đối thoại để triển khai Cơ chế CBAM

Giải pháp căn cơ cho ngành Công Thương 'chắc chân' trước biến động thị trường

Ngày 27/9, sẽ diễn ra Ngày hội Cotton Day Việt Nam 2024

Xung đột tại Bangladesh có làm chuyển hướng chuỗi cung ứng dệt may?

Phát triển thị trường ngách cho ngành dệt may: Cuộc chơi của các “ông lớn”

Ngành dệt may: Nâng cao năng suất, hóa giải sức ép chi phí nhân công

Dệt may Việt Nam có bao nhiêu thị trường xuất khẩu tỷ USD?

Doanh nghiệp dệt may lo đơn hàng, đơn giá quý IV/2024

Ứng phó với quy định mới tại EU: Doanh nghiệp dệt may lưu ý gì?

Doanh nghiệp dệt may kiến nghị “mềm hóa” quy tắc xuất xứ trong CPTPP