Thứ tư 13/11/2024 02:44

Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội được thực hiện trên môi trường số

Các giao dịch của người người dân, đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội đang được thực hiện trên môi trường số.

Toàn ngành bảo hiểm xã hội hiện đang có gần 30 hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin quản lý các quy trình nghiệp vụ, với hơn 20 nghìn tài khoản công chức, viên chức và người lao động trong Ngành thường xuyên truy cập, khai thác và sử dụng để thực hiện các nghiệp vụ của ngành.

Theo đó, gần như các hoạt động của ngành, cũng như các giao dịch của người tham gia, người dân, đơn vị, doanh nghiệp với cơ quan bảo hiểm xã hội đã được thực hiện trên môi trường số, góp phần tiết kiệm thời gian, chi phí trong các giao dịch với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Toàn ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang đẩy mạnh chuyển đổi số

Thời gian qua, nhằm triển khai hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án số 06) của Chính phủ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam luôn tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư mọi nguồn lực tối ưu thực hiện nghiêm túc, quyết liệt Đề án số 06.

Trong đó, để triển khai thí điểm công tác khám chữa bệnh bảo hiểm yt ế bằng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh, nâng cấp phần mềm phục vụ tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng CCCD gắn chíp phục vụ làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; đồng bộ số CCCD từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với dữ liệu người tham gia bảo hiểm y tế do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý.

Thời gian tới, đại diện Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, ngành này sẽ phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế triển khai ứng dụng công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên CCCD gắn chíp nhằm xác thực chính xác danh tính người bệnh khi làm thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, hạn chế tối đa tình trạng trục lợi.

Tính đến 17/10/2022, toàn quốc đã có 11.634 cơ sở khám chữa bệnh triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng CCCD gắn chip (đạt 91% tổng số cơ sở khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trên toàn quốc), với 3.832.242 lượt tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng CCCD phục vụ làm thủ tục khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tại Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai Đề án 06, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đang phối hợp với Bộ Công an triển khai công nghệ xác thực sinh trắc dựa trên thông tin sinh trắc được tích hợp trên CCCD gắn chíp và trên dữ liệu của cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư để hạn chế và ngăn chặn trục lợi khi đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Đến nay, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã triển khai nâng cấp, điều chỉnh Cổng tiếp nhận thuộc Hệ thống Giám định bảo hiểm y tế để tích hợp công nghệ xác thực sinh trắc; phối hợp với Cục C06 (Bộ Công An), các Nhà cung cấp phần mềm quản lý bệnh viện để chuẩn bị cho việc triển khai thí điểm tại một số cơ sở khám chữa bệnh.

Đáng chú ý, tại Hội nghị Chuyển đổi số ngành Công an Nhân dân lần thứ nhất vừa được tổ chức sáng ngày 10/10/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đánh giá cao công tác phối hợp giữa Bộ Công an và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trong triển khai đăng ký khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng thẻ CCCD gắn chíp. Thủ tướng nhấn mạnh, việc liên thông dữ liệu giữa 2 ngành tạo sự thuận tiện rất lớn cho người dân trong khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Bên cạnh đó, việc triển khai tính năng này trên môi trường số cũng góp phần ngăn chặn, giảm thiểu tiêu cực, trục lợi trong lĩnh vực này.

Bên cạnh đó, hiện nay, trong quá trình chờ Bộ Y tế ban hành quy định Nhóm thông tin cơ bản về y tế thuộc cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và quy định Sổ Sức khỏe điện tử, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã: chủ động xây dựng phương án kỹ thuật để có thể thực hiện việc chia sẻ dữ liệu thuộc phạm vi của Nghị định số 43/2021/NĐ-CP quy định về cơ sở dữ liệu Quốc gia về Bảo hiểm để xây dựng Sổ Sức khỏe điện tử theo hướng dẫn của Bộ Công An và Bộ Y tế; hoàn tất kết nối kỹ thuật để sẵn sàng cung cấp các thông tin lên ứng dụng VnEID của Bộ Công an…

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cho biết, sau khi các quy định được ban hành, ngành này sẽ phối hợp cùng Bộ Công An, Bộ Y tế triển khai chính thức trên môi trường điện tử.

Cùng với đó, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đã hoàn thành việc cung cấp 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các thủ tục hành chính của ngành; tích hợp, cung cấp 20 dịch vụ công thuộc 14 thủ tục hành chính của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam trên Cổng dịch vụ công Quốc gia; cung cấp 7 dịch vụ công trên ứng dụng “VssID - Bảo hiểm xã hội số”.

Theo thống kê, Hệ thống Giao dịch bảo hiểm xã hội điện tử tiếp nhận và xử lý gần 100 triệu lượt hồ sơ (chưa tính số lượng hồ sơ tiếp nhận và xử lý trên hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế trung bình mỗi năm khoảng 170 triệu hồ sơ). Tính từ ngày 1/1/2022 đến 17/10/2022, toàn ngành bảo hiểm xã hội đã tiếp nhận và xử lý 74.764.901 hồ sơ giao dịch điện tử (chiếm khoảng 85% tổng số hồ sơ).

Có thể thấy, hiện tất cả các thủ tục hành chính của ngành Bảo hiểm Xã hội Việt Nam đều được thực hiện trên không gian số, giúp giảm tải tối đa thời gian đi lại, tiết kiệm chi phí cho đơn vị sử dụng lao động, người lao động thay vì phải đến nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội; giúp cho doanh nghiệp, người lao động dễ dàng theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ, dễ dàng kiểm tra đối chiếu dữ liệu tham gia, thụ hưởng chính sách, nâng cao tính minh bạch của thông tin.

Hoa Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: bảo hiểm xã hội số

Tin cùng chuyên mục

Những thương hiệu ô tô bán chạy tại Việt Nam 10 tháng năm 2024

Về nhà an toàn - Thưởng thức bia có trách nhiệm vì ai đó cần bạn

Sau video cháy xe Porsche trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, tài xế cần lưu ý gì?

Không chỉ các hãng ô tô, nhiều doanh nghiệp sản xuất cũng giảm 'rót vốn' vào Trung Quốc?

Tập trung phát triển bộ giải pháp, dịch vụ an ninh mạng cho doanh nghiệp

Việt Nam có thể hoàn toàn tự chủ cơ sở vật chất cho sản xuất bán dẫn

"Làn sóng" cắt giảm nhân sự tại nhiều hãng ô tô, có nơi đã đóng cửa nhà máy

Mỹ: Ngành công nghiệp ô tô thay đổi ra sao sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống

Tổ chức Diễn đàn Quốc gia phát triển Kinh tế số và Xã hội số lần thứ II

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc về Việt Nam 10 tháng ước đạt 143.084 xe

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

'Điểm danh' những mẫu xe không đạt mức an toàn 5 sao tại Mỹ

Honda Việt Nam triệu hồi hơn 11.000 xe CR-V, CIVIC, CIVIC Type-R vì lỗi hệ thống lái

Mẫu xe Omoda đầu tiên sắp mở bán tại Việt Nam có gì đặc biệt

Vinhomes và Vinfast là thương hiệu – Sản phẩm quốc gia Việt Nam

Hãng ô tô Nhật Bản đang phân phối tại Việt Nam kinh doanh thế nào trên thế giới?

Triển lãm quốc tế thiết bị điện, dây và cáp điện Việt Nam 2024: Quy tụ các thương hiệu nổi tiếng

NEG An Giang chính thức ra mắt hai dòng xe mới nhất của BYD

Những kỳ lân ICT của Estonia tìm kiếm cơ hội hợp tác với Việt Nam trong chuyển đổi số

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nâng cấp dàn SUV 'điệp viên' với khiên chắn chống đạn mới