Giảm thiểu tác hại là công cụ bổ trợ cho việc kiểm soát thuốc lá

Bên cạnh khái niệm “phòng chống tác hại”, các chuyên gia bắt đầu nói đến khái niệm “giảm thiểu tác hại” trong việc sử dụng thuốc lá. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với bà Moira Gilchrist - Phó Tổng Giám đốc Chiến lược & Truyền thông Khoa học Tập đoàn Tập đoàn Philip Morris International (PMI) về vấn đề này.

Thưa bà, khái niệm "Giảm thiểu tác hại" là gì và vì sao đó là điều quan trọng, đáng cân nhắc để có một chiến lược kiểm soát thuốc lá toàn diện?

“Giảm thiểu tác hại” là một phương pháp được công nhận rộng rãi trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng, ví dụ như các vấn đề về sử dụng ma túy bất hợp pháp và sức khỏe tình dục. Phương pháp này nhận định rõ về những hành vi thực tế của con người, thay vì ép buộc người ta phải kiêng kỵ tuyệt đối như một điều kiện lý tưởng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 1,1 tỷ người hút thuốc và trong vòng 5 năm tới. Có đến khoảng 9 trong 10 người sẽ vẫn tiếp tục chọn hút thuốc lá. Và nghiên cứu của chúng tôi cho thấy khoảng 80% người hút thuốc hợp pháp có ý muốn (từ muốn đến rất muốn) tìm hiểu những sản phẩm thay thế lành mạnh hơn.

giam thieu tac hai la cong cu bo tro cho viec kiem soat thuoc la
Bà Moira Gilchrist - Phó Tổng Giám đốc Chiến lược & Truyền thông Khoa học Tập đoàn Tập đoàn Philip Morris International (PMI)

Khái niệm "giảm thiểu tác hại" có 2 ý chính: tạo ra các sản phẩm thay thế cho thuốc lá có kiểm nghiệm khoa học và thực sự ít tác hại hơn so với thuốc lá điếu truyền thống; sản phẩm đó cũng phải được chấp nhận bởi những người hút thuốc quyết định không bỏ thuốc. Những nghiên cứu bao quát của chúng tôi, những nghiên cứu độc lập khác và cả những báo cáo từ chính phủ đều cho thấy danh mục sản phẩm thuốc lá làm nóng của chúng tôi giảm thiểu được trung bình 95% hàm lượng các hóa chất gây hại và có tiềm năng gây hại so với điếu thuốc lá truyền thống được so sánh (3R4F). Chúng tôi cũng ghi nhận tỷ lệ chuyển đổi cao, với khoảng 70% người hút thuốc đã chuyển đổi hoàn toàn sang loại sản phẩm này.

Nếu hướng đến một tương lai không còn khói thuốc, vì sao không sản xuất những sản phẩm hoàn toàn vô hại mà lại đưa ra sản phẩm giảm thiểu tác hại?

Quan điểm của chúng tôi có thể được tóm gọn trong 3 câu: Nếu không hút thuốc lá, đừng bắt đầu. Nếu đang hút thuốc, hãy từ bỏ. Nhưng nếu không từ bỏ, hãy chuyển sang sử dụng các sản phẩm thay thế ít tác hại hơn và được khoa học kiểm nghiệm.

Suốt nhiều năm, người ta luôn yêu cầu nền công nghiệp thuốc lá hãy sản xuất những sản phẩm bớt độc hại hơn. Ngày nay, với tiến bộ khoa học và công nghệ, mong muốn này đã được thực hiện hóa. Rõ ràng, lựa chọn tốt nhất luôn là không bao giờ hút thuốc lá cả, hay ít nhất đối với những người đang hút thuốc lá, hãy từ bỏ đồng thời thuốc lá lẫn nicotine. Nhưng chúng tôi cũng hiểu rằng nhiều người cả nam lẫn nữ sẽ không thể từ bỏ thuốc và lựa chọn tiếp tục hút thuốc lá. Những người này xứng đáng có được thông tin chính xác và quyền tiếp cận đến những sản phẩm thay thế không khói, vốn là lựa chọn giảm thiểu tác hại đáng kể so với việc tiếp tục hút thuốc lá điếu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, sản phẩm không khói nên được quản lý giống như mọi sản phẩm thuốc lá khác, và cũng phải tuân theo các luật về kiểm soát thuốc lá. Bà có đồng ý với quan điểm này?

Một hành lang pháp lý phù hợp có thể đẩy nhanh quá trình này nếu cân nhắc một số cơ chế cốt lõi. Theo đó, khung pháp lý nên công nhận rằng không phải tất cả sản phẩm liên quan đến thuốc lá đều có mức độ gây hại giống nhau. Bên cạnh đó, đảm bảo rằng những người hút thuốc trưởng thành có thể tiếp cận những sản phẩm giảm thiểu tác hại và được cung cấp thông tin đầy đủ để có cơ sở đưa ra quyết định vì sức khỏe của họ.

Khung pháp lý cũng cần xây dựng đường lối cho những thẩm định khoa học nghiêm ngặt tiến hành lên những cải tiến trong sản phẩm không khói, bao gồm cả những khẳng định. Cho phép khách hàng nhận đucợ thông tin về các sản phẩm mới, đồng thời nghiêm cấm lan truyền những thông tin không chính xác hoặc gây hiểu sai. Chiến lược đánh thuế cần được ban hành dựa trên mức đôi rủi ro gây hại của sản phẩm. Qua đó, người hút thuốc có động lực thay đổi và các công ty có động lực đầu tư vào cải tiến và nghiên cứu khoa học. Đồng thời ngăn chặn giới trẻ tiếp cận với tất cả các sản phẩm chứa nicotine.

Việt Nam hiện đang nằm trong top 15 nước tiêu thụ thuốc lá nhiều nhất trên thế giới. Việc đưa ra luật lệ phù hợp có thể cải thiện tình hình này như thế nào?

Chúng tôi tin rằng luật lệ nên dựa trên cơ sở khoa học xác đáng và đặt người dân và sức khỏe của họ lên ưu tiên hàng đầu. Ngày càng có nhiều những sở cứ vững chãi cho thấy tầm quan trọng của các sản phẩm không khói trong nhiệm vụ đó. Số lượng nghiên cứu độc lập hoặc nghiên cứu của các cơ quan sức khỏe cộng đồng như Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), hay Cơ quan y tế công cộng Anh (Public Health England) đã công nhận tiềm năng giảm thiểu tác hại của các sản phẩm thay thế không khói. Do đó, việc các luật lệ áp dụng lên những sản phẩm này theo cách khác để khích lệ những người hút thuốc chuyển đổi sang những sản phẩm giảm thiểu tác hại hơn đang dần trở thành điều thường thức. Ngày càng có nhiều chính phủ các nước thay đổi pháp chế của họ để thích hợp với đường lối thường thức và thẳng thắn đó. Hoa Kỳ, Khối Châu Âu, Ý và Bồ Đào Nha đều đã cập nhật khung pháp lý của họ. Một số nước khác, như Hy Lạp, đã công bố sẽ thực hiện giống như vậy.

Xin cảm ơn bà!

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Khám tim miễn phí cho hơn 50.000 trẻ em nghèo tại 25 tỉnh, thành

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Chống thực phẩm bẩn: Cần hành động quyết liệt của toàn xã hội

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Đối tượng nào sẽ được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Không để xảy ra khan hiếm, thiếu thuốc dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Bộ Y tế ra văn bản yêu cầu bảo đảm an toàn cho người bệnh

Xem thêm