Triển khai thực hiện Thông tư 15

Giảm giá dịch vụ nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh

Ngày 5/7, tại Hà Nội, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị triển khai Thông tư 15/2018/TT-BTC ngày 30/5/2018 của Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) bảo hiểm y tế (BHYT) giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc và hướng dẫn áp dụng giá, thanh toán chi phí KCB trong một số trường hợp.
Giảm giá dịch vụ nhưng phải đảm bảo quyền lợi cho người bệnh
Từ ngày 15/8 người dân đi khám, chữa bệnh có thẻ BHYT được giảm nhiều dịch vụ

Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, thực hiện lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công quy định tại Nghị định 16/2015/NĐ – CP của Chính phủ, liên bộ Y tế, Tài chính đã ban hành Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định thống nhất giá dịch vụ KCB BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc. Thông tư này là bước tiến quan trọng trong lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ; làm tăng quyền lợi của người có thẻ BHYT, khuyến khích các cơ sở tuyến dưới phát triển kỹ thuật; góp phần làm tăng tỷ lệ người dân tham gia BHYT, tăng số đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; giảm số lượng người làm việc tại các bệnh viện hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Theo số liệu của Bộ Y tế, từ khi thực hiện Thông tư 37 đến nay đã có 159 đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên; số lượng người làm việc tại các bệnh viện hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm đáng kể. Riêng các bệnh viện thuộc Bộ Y tế giảm hơn 20.000 người; số tiền giảm khoảng 1.900 tỷ đồng/năm; số chi bảo hiểm xã hội (BHXH) tăng lên nhưng đã giảm được ngân sách cấp trực tiếp cho các bệnh viện. Thống kê chưa đầy đủ của 45 tỉnh/thành phố cho thấy, so với ngân sách cấp cho các bệnh viện năm 2016, năm 2017 giảm khoảng 4.850 tỷ đồng, năm 2018 giảm 7.150 tỷ đồng, riêng các bệnh viện thuộc Bộ Y tế năm 2017 đã giảm 486 tỷ đồng, năm 2018 giảm 571 tỷ đồng. Các tỉnh, thành phố có số giảm nhiều như TP. Hồ Chí Minh giảm gần 1.200 tỷ đồng, Thái Nguyên giảm xấp xỉ 170 tỷ đồng, Nghệ An giảm khoảng 330 tỷ đồng…

Mặc dù vậy, Thông tư 37 vẫn phải điều chỉnh là bởi, khi xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, Bộ Y tế đã tính toán và báo cáo mức đóng BHYT 3% phù hợp với mức viện phí quy định tại Thông tư 14 (năm 1995) và Thông tư 03 (năm 2006). Mức đóng 4,5% lương phù hợp với mức giá dịch vụ tính đủ chi phí trực tiếp. Khi mức giá tính thêm tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao theo lộ trình thì phải điều chỉnh mức đóng BHYT tăng lên và Luật đã quy định tối đa 6% lương. Tuy nhiên, theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến năm 2020 chưa điều chỉnh mức đóng BHYT, do đó phải điều chỉnh mức giá để bảo đảm cân đối quỹ BHYT cho đến năm 2020. Bên cạnh đó, sự điều chỉnh còn nhằm hạn chế, kiểm soát việc chỉ định các dịch vụ. Thực tế cho thấy, đối với những dịch vụ có số lượng sử dụng nhiều thì cần phải giảm giá để hạn chế việc chỉ định trong các trường hợp không cần thiết. Ngoài ra, sau hai năm thực hiện Thông tư 37 cũng có một số yếu tố làm giảm chi phí để thực hiện các dịch vụ.

Chính vì vậy, Bộ Y tế, Tài chính và BHXH Việt Nam đã khảo sát, tính toán chi phí thực tế và thống nhất nguyên tắc điều chỉnh giá một số dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ có số lượng lớn.

Theo đó, Thông tư 15/2018/TT-BYT thay thế Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC đã được điều chỉnh, bổ sung giá của 88 dịch vụ kỹ thuật, trong đó điều chỉnh giảm 70 dịch vụ, gồm giá khám bệnh, giá ngày giường và giá các loại xét nghiệm. Điều chỉnh tăng 9 dịch vụ là giá giường hồi sức tích cực, giường hồi sức cấp cứu. Bổ sung giá của 9 dịch vụ kỹ thuật, người bệnh sử dụng các dịch vụ này sẽ được BHXH thanh toán.

Bên cạnh đó, Thông tư 15 cũng điều chỉnh 12 dịch vụ (chủ yếu là các dịch vụ chụp CT, nội soi) theo nguyên tắc không tính chi phí thuốc, vật tư tiêu hao đặc thù trong giá dịch vụ, do thuốc và các loại vật tư này có nhiều loại và mỗi người bệnh sử dụng khác nhau. BHXH sẽ thanh toán theo số lượng thực tế sử dụng và giá trúng thầu. Ngoài ra, bổ sung và điều chỉnh ghi chú cụ thể một số thuốc, vật tư chưa tính trong giá của khoảng 160 dịch vụ kỹ thuật làm cơ sở để BHXH thanh toán cho người có thẻ BHYT theo thực tế sử dụng.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) – cũng lưu ý các đơn vị, cơ sở y tế nếu thường xuyên quá tải phải thực hiện ngay các giải pháp như tăng số bàn khám, điều tiết tăng nhân lực cho phòng khám vào các giờ cao điểm để bảo đảm bác sỹ có thời gian khám, tư vấn cho người bệnh; các cơ sở y tế thường xuyên quá tải phải báo cáo UBND cấp tỉnh giao tăng giường bệnh, số lượng người làm việc; thực hiện chuyển người bệnh sang các cơ sở y tế khác (quá khả năng chuyên môn phải chuyển tuyến trên, nếu đỡ phải chuyển tuyến dưới theo dõi, điều trị, hoặc chuyển các cơ sở khác chưa sử dụng hết công suất). Chỉ trong các trường hợp thực sự quá tải mới được kê thêm giường để không nằm ghép…

Thông tư 15/2018/TT-BYT sẽ có hiệu lực từ ngày 15/7/2018.

Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Hơn 500 thuốc, biệt dược vừa được Bộ Y tế cấp mới, gia hạn

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Công dụng của hạt mè đen với sức khỏe con người

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Thông tin mới nhất của Bộ Y tế về tác dụng phụ vaccine AstraZeneca

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

Yêu cầu thu hồi lô thuốc điều trị ung thư vì vi phạm mức độ 3

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: 19 sinh viên nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

Đề nghị chấm dứt phê duyệt sử dụng vaccine AstraZeneca phòng Covid-19 tại Việt Nam

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

AstraZeneca thu hồi vaccine Covid-19: Việt Nam hiện không sử dụng vaccine này

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Công bố nguyên nhân vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

TP. Hồ Chí Minh: Bác thông tin vụ 82 học sinh nghỉ học nghi do ngộ độc thực phẩm

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Chưa có hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho người hoạt động không chuyên trách ở tổ dân phố

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Ngộ độc thực phẩm gia tăng: Buông lỏng quản lý hay chế tài chưa đủ mạnh?

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Bộ Y tế vừa đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Có bệnh nhi tiên lượng xấu

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Vụ nghi ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Đã có gần 530 người nhập viện

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

Thủ tướng yêu cầu tập trung cứu chữa các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

TP. Hồ Chí Minh: Sở Y tế thông tin mới nhất về 15 học sinh ngộ độc nghi do ăn sushi

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Bộ Y tế phản hồi về thông tin vaccine AstraZeneca Covid-19 có nguy cơ đông máu

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 450 người nhập viện nghi ngộ độc bánh mì ở Long Khánh

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Bộ Y tế yêu cầu đình chỉ cơ sở bánh mì khiến gần 300 người ngộ độc tại Đồng Nai

Xem thêm