Thứ ba 26/11/2024 22:27

Giải quyết nợ xấu: Từ “đòn bẩy” thị trường mua bán nợ

Mặc dù có công ty mua bán nợ (AMC) của nhà nước và nhiều ngân hàng thương mại cũng thành lập AMC của riêng mình nhưng thị trường mua bán nợ tại Việt Nam vẫn còn khá sơ khai, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế.

 - Theo Tiến sĩ Phạm Hữu Hồng Thái- Phó hiệu trưởng Trường Đại học Tài chính Marketing - Việt Nam hiện có khoảng 20 AMC thuộc các ngân hàng thương mại nhưng quy mô các công ty này quá nhỏ, không đủ năng lực và công cụ xử lý các khoản nợ xấu của nhau. “Trong việc phát triển các công ty mua bán nợ, các doanh nghiệp này sẽ làm méo mó thị trường mua bán nợ, khiến nó trở thành độc quyền thay vì vốn dĩ nên là thị trường tự do. Một độc quyền sẽ dẫn đến hàng loạt vấn đề về tính minh bạch, lợi ích nhóm, hiệu quả hoạt động, tiêu cực”- ông Thái bày tỏ.

Một chuyên gia kinh tế cho rằng, để phát triển thị trường mua bán nợ, Việt Nam cần hoàn thiện khung thể chế cho việc xử lý và mua bán nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, đây là việc làm cấp bách cần triển khai ngay. Song song đó là  phát triển các thị trường vốn, thị trường mua bán, sáp nhập và khuyến khích sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Phó tổng giám đốc Công ty mua bán nợ Việt Nam (DATC) - ông  Phạm Mạnh Thường - cho biết: Hiện nay có nhiều hình thức xử lý nợ xấu (khoanh nợ, giãn nợ, cơ cấu lại nợ, bán nợ…; quản lý thu nợ, bán nợ theo lô, tái cơ cấu doanh nghiệp…), nhưng qua thực tế, hoạt động của DATC còn rất nhiều rào cản như vấn đề thuế hay cơ chế chính sách với doanh nghiệp trong lĩnh vực này. Ông Thường cho biết thêm, với số vốn khiêm tốn, DATC khó lòng đáp ứng nhu cầu xử lý nợ xấu khổng lồ và cấp bách của nền kinh tế. Vìthế, để vượt rào cản chính sách trong xử lý nợ xấu thì cần kết hợp mô hình xử lý nợ tập trung với phát triển thị trường mua bán nơ; khuyến khích tài chính và cơ chế pháp lý để thu hút đầu tư vào thị trường mua bán nợ thứ cấp; xử lý bất cập về thuế, tòaán và thi hành án…

Nợ xấu cũng là một loại hàng hóa nên việc phát triển hoạt động mua bán nợ là hướng đi tích cực, yêu cầu cấp thiết trước mắt là phải xử lý nhanh chóng nợ xấu để khơi thông dòng vốn tín dụng,  hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Duy Minh

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Nợ xấu

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy tài chính xanh sẽ là "con đường" cho mục tiêu Net Zero

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phương án nào là phù hợp?

Việc sửa đổi Biểu thuế thu nhập cá nhân sẽ được nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng

LPBank ra mắt giải pháp ưu việt 'Tài khoản sinh lời lộc phát'

Đầu tư bền vững: Bảo vệ tương lai từ những quyết định hôm nay của bạn

Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia: Cần phương án hài hòa để đạt được các mục tiêu

Prudential ứng dụng AI giúp tối ưu hóa quy trình chi trả

Bảo hiểm Agribank nâng mức chi trả Bảo An tín dụng lên 1 tỷ đồng: khách hàng luôn được bảo vệ tốt nhất

Thẻ tín dụng LPBank - 'Bí kíp' chi tiêu thông minh cuối năm

'Giấc mơ hồng' Bitcoin: Càng sát mốc kỷ lục 100.000 USD, nhà đầu tư càng nên cẩn trọng

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024