Thứ tư 01/01/2025 14:38

Giải quyết các thách thức năng lượng Việt Nam bằng tuabin khí dẫn xuất

Một hội thảo trực tuyến vừa được GE tổ chức đã đưa ra hướng giải quyết các thách thức cho năng lượng Việt Nam bằng tuabin khí dẫn xuất.

Ngày 23/2/2023, GE đã tổ chức hội thảo trực tuyến chủ đề “Công nghệ Tuabin khí Aero GE cho Việt Nam: Duy trì tính cạnh tranh với nguồn điện linh hoạt, khởi động, đáp ứng nhanh và tin cậy”, thu hút gần 100 chuyên gia trong ngành.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia năng lượng từ phía GE như: ông Mark Benjamin, Giám đốc Kinh doanh Toàn cầu cho dòng sản phẩm tuabin khí Aero; ông George Djohan, Giám đốc Phát triển Kinh doanh cho dòng sản phẩm tuabin khí Aero khu vực châu Á; ông David Day, Phụ trách dòng sản phẩm tuabin khí Aero khu vực châu Á – Thái Bình Dương và ông Kazunari Fukui, Giám đốc khu vực châu Á về trung hòa cacbon.

Các diễn giả tham gia hội thảo

Thông qua các tham luận, chương trình giúp người tham dự hiểu hơn về tác dụng của tuabin khí Aero, cách ứng dụng tuabin khí để ổn định lưới điện, giải quyết thách thức tích hợp hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo, đảm bảo cung cấp nguồn năng lượng bền vững vừa bổ trợ vừa bổ sung cho các nguồn năng lượng tái tạo khác.

Danh mục các tuabin khí Aero của GE được tích hợp các công nghệ đa dạng và linh hoạt, có thể ứng dụng rộng rãi trong sản xuất điện năng, cung cấp khí đốt sưởi ấm... Bằng các ví dụ cụ thể về ứng dụng tuabin Aero LM2500 ở Mỹ, Malaysia, Đức, Nga… các chuyên gia chương trình đã mang đến thông tin chi tiết về khả năng ổn định công suất điện cũng như an ninh nguồn cung cho lưới điện, vừa bổ trợ vừa bổ sung cho các nguồn năng lượng tái tạo khác của tuabin khí Aero.

GE cam kết đầu tư vào các cải tiến để gia tăng quy mô nhưng vẫn hiệu quả về giá thành các năng lượng tái tạo, hướng tới khử cacbon với khí hydro, hiện đại hóa và số hóa lưới điện, và tiến tới thúc đẩy năng lượng hạt nhân không cacbon.

Khi nhu cầu năng lượng quốc gia ngày càng gia tăng, Việt Nam đang đối đầu các thách thức như hạn chế nguồn cung nội địa, lưới điện thiếu ổn định, cũng như các quan ngại về môi sinh, môi trường. Chính phủ ủng hộ áp dụng các nguồn năng lượng tái tạo và xanh sạch hơn bao gồm điện gió, điện mặt trời, khí tự nhiên, nhằm giải quyết các thách thức trên.

Theo ông Phùng Ngọc Lân - Tổng giám đốc GE Power Việt Nam, với chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực năng lượng trên toàn cầu, GE luôn đồng hành hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng bền vững và hiệu quả hơn của Việt Nam.

Tuabin khí dẫn xuất

Hội thảo này chính là dịp để các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp tìm hiểu sâu hơn về công nghệ khí Aero của GE trong việc hiện đại hóa hạ tầng năng lượng, thúc đẩy năng lượng tái tạo và ổn định lưới điện, đồng thời bảo đảm nguồn cung năng lượng ổn định. Đây cũng là nền tảng quan trọng, hướng tới mục tiêu kiến tạo hệ thống năng lượng bền vững và hiệu quả cho nền kinh tế và dân số đang không ngừng phát triển ở Việt Nam.

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

EU sẵn sàng trước việc ngừng cấp khí đốt từ Nga qua Ukraine

Bộ Công Thương tổ chức hội nghị trực tuyến về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Đóng điện đường dây 220kV đấu nối TBA 500kV Long Thành

Hội nghị góp ý Dự thảo Nghị định về bảo vệ công trình điện lực

Đưa vào vận hành nhiều công trình điện ở phía Nam

Giải bài toán tiết kiệm chi phí cho năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương dự lễ kỷ niệm 30 năm Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia

EVNCPC đóng điện công trình TBA 110kV Phú Hòa và đấu nối

EVNNPT đóng điện máy biến áp thứ 3 TBA 220kV Nhà Bè

‘Quay xe’ với khí đốt Nga: Ukraine đang mạo hiểm điều gì?

EVNNPT đóng điện dự án Trạm biến áp 220kV Phước Long

Doanh nghiệp năng lượng thích ứng với quy định giảm phát thải

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Chơn Thành – Bến Cát

PC Lai Châu ký cam kết đảm bảo an toàn lao động

Bộ Công Thương họp rà soát, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Xuyên đêm hoàn thành công trình Trạm biến áp 110kV Hoa Lư

Chủ tịch Petrovietnam nêu thông điệp để đổi mới giá trị cốt lõi

Đường dây 500kV giải tỏa công suất Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 về đích

Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân

Thanh Hóa khởi công dự án thủy điện 420 tỷ đồng