Thứ bảy 28/12/2024 16:35

Giải pháp thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm khởi nghiệp sinh viên

Để thương mại hóa thành công các sản phẩm khởi nghiệp cần phải có sự đồng hành của các chuyên gia, nhà khoa học và sự hỗ trợ từ phía các doanh nghiệp.

Nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và nâng cao chất lượng hoạt động đổi mới sáng tạovà khởi nghiệp, ngày 8/7, diễn ra Tọa đàm “Giải pháp thúc đẩy thương mại hóa sản phẩm”, do Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp cùng các đơn vị đối tác tổ chức.

Bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo, tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp bên lề buổi tọa đàm

TS. Thái Doãn Thanh - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết: Tọa đàm được tổ chức nhằm thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và nâng cao chất lượng hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời tạo cầu nối kết nối doanh nghiệp, nhà đầu tư, giúp các nhóm dự án tham gia cuộc thi về khởi nghiệp có cơ hội giao lưu, giải đáp vướng mắc đang gặp phải cũng như hiểu rõ về vai trò của sở hữu trí tuệ, truy suất nguồn gốc sản phẩm khi gia nhập thị trường quốc tế, kỹ năng gọi vốn đầu tư.

Theo TS. Thái Doãn Thanh, hơn 5 năm qua, Chính phủ và các Bộ, ban, ngành trong đó có Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển các hoạt động Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp. Trong đó tạo nhiều điều kiện thuận lợi để học sinh sinh viên và thế hệ trẻ phát huy năng lực sáng tạo, ý thức trách nhiệm, tinh thần nghĩ dám làm, tự tin khởi nghiệp hiện thực ước mơ, khát vọng bản thân và đóng góp giá trị cho cộng đồng, xã hội.

TS. Thái Doãn Thanh - Phó hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh

Thực hiện chủ trương của chính phủ, và đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” của ngành giáo dục, Trường đã đổi mới cơ cấu tổ chức khi thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp (HCIE), nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho các hoạt động Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp phát triển hơn, góp phần tạo nhiều giá trị cho sự phát triển chung của Nhà trường và xã hội.

Những nội dung tại tọa đàm được các chuyên gia, nhà khoa học, cộng đồng doanh nhân, nhà đầu tư và các Làng Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo… chia sẻ, thảo luận hướng đến mục tiêu thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp và nâng cao chất lượng hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp tại trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh nói riêng và các cơ sở giáo dục đào tạo nói chung. Trong đó, tập trung chia sẻ vấn đề thực tế được các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo quan tâm như: sở hữu trí tuệ, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, kỹ năng gọi vốn đầu cho các dự án khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo….

Các diễn giả thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy thương mại hoá sản phẩm khởi nghiệp

Các diễn giả cho rằng, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp chỉ có thể thành công khi họ tạo được mối liên kết với các doanh nghiệp. chính vì vậy trường đại học cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp, các tổ chức, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo… Từ đó, tạo cơ hội cho sinh viên khởi nghiệp, nghiên cứu khoa học và ứng dụng các nghiên cứu ra thực tiễn nhằm khởi nghiệp thành công.

Bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đánh giá cao thành tựu Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh đạt được trong những năm qua, trong đó có các thành tựu của hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Đồng thời khẳng định Bộ Giáo dục và đào tạo luôn xác định vai trò và tầm quan trọng của giáo dục khởi nghiệp cũng như các hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, luôn quan tâm, khuyến khích và tạo các điều tốt nhất để phát triển phong trào đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong học sinh, sinh viên.

Bà Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo -nhìn nhận: Trong một số tham luận tại tọa đàm, các diễn giả đã chỉ ra nhiều nội dung quan trọng cần triển khai trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp trong các nhà trường, đặc biệt đề cập đến vai trò của sở hữu trí tuệ, vai trò của tài chính và các quỹ hỗ trợ khởi nghiệp.

Tuy nhiên, qua báo cáo tham luận và qua trao đổi có thể thấy việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo và sở hữu trí tuệ hiện nay trong các nhà trường vẫn còn lúng túng, có nhiều mặt còn hạn chể kể cả trong công tác truyền thông, trong việc đào tạo bồi dưỡng cho học sinh sinh viên và trong các hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên.

Để hoạt động sở hữu trí tuệ được triển khai mạnh mẽ, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo đề nghị các trường đại học không tách rời các hoạt động mà cần có giải pháp tổng thể để thúc đẩy đồng thời, cùng lúc các hoạt động về nghiên cứu khoa học, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và Sở hữu trí tuệ.

Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh hợp tác toàn diện với Làng sáng chế và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo – TECHFEST VN

Sở hữu trí tuệ cần được xây dựng thành các chuyên đề giảng dạy cho sinh viên để sau nay khi sinh viên giúp được các doanh nghiệp tận dụng tối đa ưu thế về quyền sở hữu trí tuệ để góp phần tạo dựng giá trị thương hiệu, đẩy mạnh thực hiện hoạt động thương mại và tăng trưởng doanh thu. Ưu thế thu được từ quyền sở hữu trí tuệ sẽ trở thành động lực để doanh nghiệp và nhà đầu tư an tâm, đầu tư nguồn lực tài chính vào hoạt động đổi mới sáng tạo cho các chu kỳ phát triển tiếp theo.

Cùng với đó, các nhà trường cần triển khai các mô hình ươm tạo khởi nghiệp, các trường đại học đồng thời tích cực thúc đẩy mô hình hợp tác 3 nhà “Nhà trường - Nhà nước - Nhà doanh nghiệp”. Tăng tính kết nối, hợp tác với doanh nghiệp, khuyến khích giảng viên sinh viên sử dụng phương pháp đào tạo, nghiên cứu gắn với thực tế, gắn với thị trường. Thúc đẩy công tác nghiên cứu và thương mại hóa nghiên cứu của trường đại học trên cơ sở có nguồn lực và sự tham gia của doanh nghiệp…

Trong khuôn khổ toạ đàm đã diễn ra lễ ký kết hợp tác toàn diện giữa Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh với Làng sáng chế và doanh nghiệp đổi mới sáng tạo – TECHFEST VN, Công ty Cổ phần Công nghệ Checkee và Công ty Cổ phần King Attorney. Theo đó, các đơn vị này hỗ trợ Nhà trường trong các hoạt động đổi mới sáng và khởi nghiệp dựa trên tài sản trí tuệ; hỗ trợ nền tảng phần mềm tổ chức cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo; kết nối chuyên gia về các lĩnh vực truy xuất nguồn gốc, chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp, kinh doanh mạng xã hội, sàn thương mại điện tử; tài trợ, đầu tư... hỗ trợ nhóm dự án khởi nghiệp của sinh viên, giảng viên thương mại hoá sản phẩm dịch vụ.

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Tin cùng chuyên mục

Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 diễn ra tại Hải Phòng

Khởi động Chương trình Viet Startup Interchange China 2024

Thừa Thiên Huế: Trao giải Cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo năm 2024

Vòng chung kết Khởi nghiệp Xanh 2024 tại TP. Hồ Chí Minh có gì mới và đặc biệt?

Tìm ra quán quân Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp năm 2024

Breezing.in ghi điểm với giải pháp check-in tự động tại Automation World Vietnam 2024

Ra mắt báo cáo khởi nghiệp GenAI ASEAN đầu tiên tại Hà Nội

Phát động cuộc thi "Innogreenlife 2024 - Đổi mới sáng tạo vì cuộc sống xanh"

Cơ hội nhận 10.000 USD từ chương trình khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Đà Nẵng xúc tiến đầu tư đổi mới sáng tạo với Hàn Quốc và Singapore

Sắp diễn ra Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đà Nẵng – SURF 2024

Khát khao đưa sản phẩm ớt rừng mang thương hiệu ''quê'' tới cộng đồng

Chi 35.000 USD tiền thưởng cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo về hiệu quả năng lượng

Giai đoạn 2024-2027, tiếp tục hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội thu được lợi ích lớn nhờ chuyển đổi số

Cuộc thi Sinh viên Công Thương với ý tưởng khởi nghiệp 2024: Nhiều ý tưởng được đầu tư thiên thần

Khởi nghiệp với sản phẩm chả ống tre độc đáo, chàng trai thu về tiền tỷ mỗi năm

MEGA US EXPO 2024 - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc

Bình Phước: Khởi nghiệp với cốm gạo, cô gái 9x đoạt nhiều giải thưởng quốc tế

Kawai Startup Fair 2024: Ấn tượng với các màn gọi vốn