Thứ ba 24/12/2024 06:31

Giải pháp bền vững tại doanh nghiệp hàng tiêu dùng

Một trong những giải pháp cho bức tranh tiêu dùng bền vững mà Unilever Việt Nam đang hướng tới chính là mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tham gia Hội nghị “Kinh doanh tạo tác động” của Tạp chí Forbes, bà Nguyễn Thị Bích Vân – Chủ tịch Unilever Việt Nam đã chia sẻ về tầm nhìn phát triển bền vững giúp thúc đẩy mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

Tuyên ngôn tác động của doanh nghiệp

Từ “tác động” có thể mang lại những ý nghĩa khác nhau với từng người. Riêng tại Unilever, tuyên ngôn tác động mà doanh nghiệp đang theo đuổi chính là “mang cuộc sống bền vững trở nên phổ biến”.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Chủ tịch Unilever Việt Nam (ngoài cùng bên phải) chia sẻ trong phiên thảo luận

“Lý tưởng của chúng tôi là mang phát triển bền vững đến từng nhà, từng ngõ ngách. Điều này nằm trong DNA của doanh nghiệp. Bởi phát triển bền vững không chỉ xuất hiện tại Unilever, mà cả một đất nước và xã hội phải phát triển thì doanh nghiệp mới phát triển”, bà Bích Vân chia sẻ tại hội nghị.

Có mặt tại Việt Nam từ năm 1995, Unilever đã có cơ hội đồng hành và phát triển cùng đất nước ở cả khía cạnh kinh tế và xã hội thông qua sứ mệnh cải thiện điều kiện vệ sinh, sức khỏe và vẻ đẹp cho hàng triệu người dân Việt Nam với những sản phẩm từ các nhãn hàng, đồng thời tạo ra nhiều tác động tích cực hơn cho môi trường, cũng như cải thiện đời sống, sinh kế cho người dân.

Phát triển bền vững chính là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh. Chủ tịch Unilever Việt Nam đã chia sẻ một ví dụ minh chứng cho điều này. Khi nhãn hàng Sunlight của Unilever thực hiện chương trình “Phụ nữ Việt tự tin làm kinh tế”, giúp chị em phụ nữ - đặc biệt ở vùng nông thôn - trang bị kiến thức làm kinh doanh và hỗ trợ vốn quay vòng để cải thiện sinh kế, điều này đồng nghĩa doanh nghiệp vừa góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, vừa giúp nhãn hàng được yêu mến bởi người tiêu dùng - đây chính là nền tảng của tăng trưởng kinh doanh.

“Nhân sự tài năng ngày nay cũng tìm kiếm cơ hội phát triển sự nghiệp ở những doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội và môi trường”, bà Bích Vân cho biết. Và đây cũng chính là đội ngũ thúc đẩy kinh doanh phát triển.

Viễn cảnh tiêu dùng bền vững

Là một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành hàng tiêu dùng, gắn bó với đời sống và phong cách sống của hàng tỷ người trên thế giới và hàng triệu người tại Việt Nam, viễn cảnh tiêu dùng bền vững là một trong những điều mà Unilever luôn hướng tới.

Nguồn tài nguyên là hữu hạn, đặc biệt là những nguồn tài nguyên không thể tái tạo - như nhiên liệu hóa thạch. Trong khi đó nhu cầu tiêu dùng của con người thì vẫn duy trì, thậm chí là ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở những thị trường mới nổi và khi dân số thế giới cũng ngày một tăng lên.

Trung bình ước tính, cứ 10 - 15 năm là Trái đất của chúng ta có thêm tầm 1 tỷ người. Đến năm 2050, con số này sẽ vào khoảng 10 tỷ người. Nhưng Trái đất thì không ‘nở’ to ra. Chúng ta chỉ có một hành tinh này để sinh sống và bảo vệ. Vậy nên tính cấp thiết trong việc thúc đẩy phát triển bền vững - điển hình là tạo ra những tác động tích cực đến môi trường – là điều tất cả chúng ta cần chung tay thực hiện ngay để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng môi trường”, nữ Chủ tịch của Unilever Việt Nam nhấn mạnh.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân - Chủ tịch Unilever Việt Nam

Một trong những giải pháp cho bức tranh tiêu dùng bền vững mà Unilever đang hướng tới chính là mô hình kinh tế tuần hoàn.

Mô hình này giúp giải quyết từ những mối bận tâm cấp thiết trước mắt, cho đến những vấn đề trong dài hạn của tương lai, như giúp giảm sử dụng các nguồn nguyên liệu không thể tái tạo, cắt giảm khí nhà kính gây biến đổi khí hậu, giảm rác thải ra môi trường, cũng như thúc đẩy hoạt động kinh doanh hiệu quả và bền vững hơn.

Một ví dụ điển hình tại Việt Nam mà Unilever luôn thúc đẩy đó chính là việc xây dựng và triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong quản lý rác thải nhựa.

“Bài toán về bao bì nhựa rất lớn tại Việt Nam và với Unilever nói riêng. Chính vì vậy, chúng tôi cần đảm bảo đến năm 2025, tất cả bao bì nhựa của Unilever phải có khả năng tái chế, giảm một nửa lượng nhựa nguyên sinh trong sản xuất bao bì – đồng nghĩa cần tăng cường sử dụng nhựa tái sinh, đồng thời chúng tôi cần thu gom và xử lý lượng nhựa nhiều hơn lượng bao bì chúng tôi bán ra.

Chúng tôi mạnh mẽ trong tuyên ngôn của mình. Nhưng Unilever không thể làm một mình mà cần đến sự hợp tác, hỗ trợ từ các đối tác, các doanh nghiệp xã hội, những nguồn đầu tư ‘xanh’ và sự chung tay của tất cả mọi người”, bà Bích Vân tâm huyết chia sẻ.

Vị Chủ tịch Unilever cũng nhấn mạnh, để giữ nhựa trong vòng tuần hoàn, chúng ta không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn tạo ra nhiều công ăn việc làm cho xã hội. Có thể nói đây chính là mục tiêu kép – vừa tăng trưởng kinh tế, vừa thúc đẩy xã hội và môi trường phát triển – mà mọi doanh nghiệp ngày nay nên hướng đến.

Tư duy là lời giải cho bài toán kinh tế

Là một doanh nghiệp tiên phong trong phát triển bền vững tại Việt Nam, Unilever mong muốn những sáng kiến của mình sẽ truyền cảm hứng và kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức cùng hành động.

Khi được hỏi quan điểm về vấn đề nguồn lực vẫn là rào cản khi doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình kinh doanh tác động tốt tới môi trường và xã hội tại Việt Nam, bà Bích Vân nhấn mạnh: “Một khi đã có tư duy nghiêm túc về phát triển bền vững thì bài toán kinh tế nào cũng có thể giải quyết.”

Không thể phủ nhận khi có nhiều nguồn lực trong tay, chúng ta sẽ dễ dàng thực thi một kế hoạch, chiến lược, thậm chí là hiện thực hóa một sứ mệnh nào đó. Tuy nhiên, các nguồn lực – bao gồm cả vật lực, tài lực, nhân lực... – chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là yếu tố quyết định cho quá trình thực hiện và kết quả thực tế của tầm nhìn phát triển bền vững.

Yếu tố quyết định ở đây chính là cam kết và quyết tâm của doanh nghiệp mong muốn được đóng góp và trở thành một nhân tố trong bức tranh lớn về phát triển bền vững của nền kinh tế và đất nước. Chỉ khi chúng ta hạ quyết tâm thì mới dẫn đến những hành động cụ thể.

Nếu bản thân doanh nghiệp có đủ nguồn lực để triển khai các chiến lược, sáng kiến phát triển bền vững, thì hành động ngay bây giờ của doanh nghiệp chính là nguồn động lực và trợ lực to lớn cho hành trình chung của đất nước. Nếu doanh nghiệp chưa thể tự triển khai, thì sự hợp tác chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển bền vững, góp phần tạo ra giá trị chung.

Đó cũng là lý do bên cạnh thúc đẩy những chiến lược, sáng kiến của mình, Unilever luôn truyền cảm hứng và kêu gọi các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có cùng tầm nhìn về phát triển bền vững hợp tác và chung tay để lan tỏa các thông điệp cũng như tạo ra nhiều tác động sâu và rộng hơn.

Thanh Hà
Bài viết cùng chủ đề: doanh nghiệp tư nhân

Tin cùng chuyên mục

Cần rõ ràng các điều kiện về thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia

Hà Nội tôn vinh 109 doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long năm 2024

Nhiệt điện Phả Lại tổ chức ngày hội hiến máu nhân đạo hưởng ứng ''Tuần lễ hồng EVN lần thứ X''

Tôn Đông Á đạt giải Vàng Chất lượng Quốc gia

Mộc Châu Milk ứng dụng tiêu chuẩn quốc tế trong quản lý và chăn nuôi bò sữa

Chính thức cung cấp dịch vụ 5G tốc độ nhanh nhất hiện nay, VNPT bước vào không gian phát triển mới

Doanh nghiệp sữa Cô gái Hà Lan được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải Vàng Chất lượng Quốc gia

EVN tiếp tục nâng cao chất lượng kinh doanh, dịch vụ khách hàng năm 2025

Bảo hiểm số OPES mang lại kết quả ‘xanh-bền’ từ cây sinh kế gieo tặng bà con Lộc Tân

PC Đắk Nông: Nhiều hoạt động tri ân ý nghĩa dịp cuối năm

Saigon Co.op tặng 900 vé xe 0 đồng cho người lao động về quê đón Tết Nguyên đán 2025

Grab và DatVietVAC hợp tác gia tăng quyền lợi cho người dùng tại Việt Nam

Tập đoàn Khoa học công nghệ Hoàng Việt - Doanh nghiệp tâm huyết vì sự nghiệp “Chăm sóc sức khỏe cộng đồng”

Bưu điện Việt Nam nhận giải Vàng Chất lượng quốc gia

Boeing mong muốn đầu tư vào Việt Nam

Nestlé Việt Nam vinh dự đón nhận “Giải Vàng Chất lượng Quốc gia” lần thứ 2

EVNGENCO2 đóng góp gần 700 đơn vị máu trong Tuần lễ hồng EVN lần X

Growatt thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà, góp phần thực hiện Quy hoạch điện 8

Hành trình định vị thương hiệu THILOGI

Luật Thi hành án dân sự tác động rất lớn đến môi trường kinh doanh