Chủ nhật 29/12/2024 17:25

Giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%: Kỳ 2: Hạ chuẩn vay có thể gây hệ luỵ cho nền kinh tế

Nới lỏng điều kiện cho vay là mong muốn của doanh nghiệp nhằm tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%, song nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, điều này là mạo hiểm.!

Bà Nguyễn Thị Thu Hằng - Giám đốc Pháp chế Công ty TNHH ONE BOX cho rằng, nên có những chính sách nới lỏng các điều kiện cho vay trong gói hỗ trợ lãi suất 2%, để các doanh nghiệp đang còn gặp vướng mắc có thể tiếp cận được với gói hỗ trợ này trong thời gian tới. Cụ thể như điều kiện thế chấp tài sản, hoặc có thể cho doanh nghiệp chứng minh bằng hợp đồng sản xuất- xuất khẩu…

Tuy nhiên, TS. Châu Đình Linh – Giảng viên ĐH Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận: Phải xác định, mục tiêu của gói này mang tính hỗ trợ và mang tính vĩ mô, nhằm tạo ra bước đệm để phục hồi nền kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh bị ảnh hưởng bởi dịch. Tuy nhiên, cũng nên xem xét góc nhìn của từng chủ thể một, ví dụ Chính phủ thì rất mong muốn để thực hiện điều này tốt, nhưng ngân hàng cũng phải xét duyệt dựa trên hiệu quả của món vay và rủi ro về tín dụng khi cho vay, cho nên, không thể vì hỗ trợ lãi suất mà cho vay một cách tràn lan mà xem nhẹ hiệu quả.

Trên cơ sở đó, khi cầm hồ sơ doanh nghiệp để thực hiện một khoản vay bình thường, thì phải đáp ứng các điều kiện như sau: Thứ nhất, là uy tín trả nợ của doanh nghiệp như thế nào; Thứ 2, phương án kinh doanh của doanh nghiệp đó có hiệu quả không; Thứ 3 là môi trường kinh doanh có ổn định không; Thứ 4 tài sản thế chấp của món vay là gì?

Ngân hàng cũng phải tính đến khả năng trả nợ lãi vay và gốc của doanh nghiệp, khả năng này đến từ phương án kinh doanh mà chính doanh nghiệp đề ra, rồi mới quyết định cho vay hay không cho vay.

Doanh nghiệp mong muốn nới lỏng điều kiện vay để tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%

Cho nên, kể cả có hỗ trợ lãi suấthoặc không hỗ trợ lãi suất thì việc đầu tiên khi cho vay là ngân hàng vẫn phải xét duyệt hồ sơ, vì một món tiền cho vay ra, ngân hàng đồng thời phải trích lập rủi ro chung và trích lập dự phòng cụ thể, đây là rủi ro rất lớn, mà ngân hàng đang rất sợ. Khi xét duyệt hồ sơ cho vay xong thì ngân hàng thương mại mới tính xem DN có thuộc đối tượng hỗ trợ lãi suất không, nếu thuộc đối tượng thì mọi thứ trở nên rõ ràng hơn.

Đặc biệt, về phía ngân hàng, năm 2009 chúng ta đã gặp rất nhiều rủi ro trong hỗ trợ lãi suất, nên ngân hàng đó cũng nhìn vào kinh nghiệm quá khứ. Chưa kể, thủ tục quyết toán 2% lãi suất cũng rất nhiêu khê, nên Ngân hàng Thương mại có bước đi thận trọng là cũng điều hợp lý.

Đồng quan điểm này, TS. Đinh Trọng Thịnh – Giảng viên cao cấp Học viện Tài chính cho rằng, Nghị quyết 31 của Chính phủ và Thông tư 03 của Ngân hàng Nhà nước được ban hành vào tháng 5/2022 cho thấy sự nỗ lực trong việc tạo cơ chế, chính sách thuận lợi để giải ngân gói hỗ trợ lãi suất 2%. Gói hỗ trợ lãi suất và nhà nước chỉ ưu tiên hỗ trợ cho doanh nghiệp đã có sự cố gắng, đang hồi phục và tăng trưởng tốt, đạt được tiêu chuẩn về vay nợ mà các ngân hàng thương mại đề ra.

Tại Việt Nam, với 98% doanh nghiệp trong nền kinh tế là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì không phải doanh nghiệp nào cũng phải hỗ trợ, và cũng không phải doanh nghiệp nào cũng nhận được hỗ trợ, do đó có doanh nghiệp không đủ điều kiện đáp ứng khoản vay, không tiếp cận được gói hỗ trợ là điều bình thường.

Nhà nước chỉ hỗ trợ cho những doanh nghiệp đã đạt được tiêu chuẩn về mặt hồi phục và tăng trưởng, từ đó tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp ở những ngành nghề, lĩnh vực nhất định, có thể một nhóm ngành mà doanh nghiệp phải đạt được tiêu chuẩn vay ngân hàng và có khả năng trả nợ, chứ không phải doanh nghiệp nào cũng được vay.

Vì thế, để tiếp cận được gói hỗ trợ lãi suất 2%, TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, doanh nghiệp phải chứng minh được lịch sử tín dụng, chứng minh được phương án kinh doanh khả thi để hoàn trả được ngân hàng, và doanh nghiệp cũng cần chứng minh được tài sản đảm bảo đó chính là phương án thứ cấp để đảm bảo cho ngân hàng đầy đủ những uy tín được xác lập cho ngân hàng.

Nới điều kiện cho vay để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tiếp cận vốn ưu đãi là câu hỏi được gửi tới nhiều chuyên gia kinh tế. Nhưng câu trả lời thường là “không”.!

Nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, việc nới lỏng điều kiện vay sẽ tạo ra những hệ luỵ cho nền kinh tế

Theo các chuyên gia, câu chuyện nới điều kiện cho vay là không phù hợp, không thể nới điều kiện cho vay mà cho vay phải dựa trên điều kiện tín dụng một cách chặt chẽ, vì đây là khoản vay đối diện với rủi ro. Rủi ro này không chỉ ở ngân hàng cho vay đây mà cả hệ thống ngân hàng, chúng ta còn đang có vướng mắc trong giải quyết nợ xấu cũ thì không thể nào để sinh ra nợ xấu mới được nữa, cho nên doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được điều kiện mình có thể giải ngân.

Chưa kể, nếu nới điều kiện cho vay, dòng vốn bơm ra không vòng về mà tắc nghẽn ở đâu đó thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống, đồng thời chi phí sử dụng vốn tăng lên, nợ xấu cũ chưa giải quyết dứt điểm, thì lại có nợ xấu mới, cứ như vậy nó sẽ đẩy nền kinh tế đến rủi ro.

Chuyên gia kinh tế Lê Duy Bình – Giám đốc Điều hành Economica Việt Nam cũng có đánh giá như vậy khi đưa ra quan điểm của mình. Theo ông, đưa ra các điều kiện vay chính là cách ngân hàng lựa chọn và tìm ra những doanh nghiệp tốt, có khả năng trả nợ để hỗ trợ, chứ không phải hỗ trợ cho tất cả. Vì mục tiêu cuối cùng không phải cho vay được càng nhiều vốn càng tốt, mà quan trọng là dòng vốn đó phải mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.

“Nếu chúng ta hạ chuẩn vay, để những doanh nghiệp không đáp ứng đủ điều kiện cũng được vay gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ dẫn đến hiện tượng dòng vốn có thể không đi vào sản xuất, kinh doanh mà lại đi vào mục đích khác. Chưa kể, có thể gây ra những hệ lụy đối với hệ thống ngân hàng và nền kinh tế”- ông Lê Duy Bình nhấn mạnh.

Chương trình hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỷ đồng theo Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2002 của Ngân hàng Nhà nước là giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Gói hỗ trợ này được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp, để hồi phục sản xuất kinh doanh và phát triển.
Linh - Hòa - Dương
Bài viết cùng chủ đề: Hỗ trợ lãi suất

Tin cùng chuyên mục

Động thái mới nhất của nhà điều hành về quản lý thị trường vàng

Phú Thọ Land huy động thành công 950 tỷ đồng từ trái phiếu

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

VNDirect: Nhu cầu tín dụng tăng tốc, các ngân hàng sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất huy động dịp cuối năm

Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng, doanh nghiệp Việt Nam cần làm gì?

Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á

Nam A Bank – Ngân hàng đầu tiên phối hợp Napas triển khai dịch vụ thanh toán di động Tap & Pay

Global Banking & Finance Review trao tặng 2 giải thưởng bán lẻ cho VietinBank

Cổ phiếu CTC đứng trước nguy cơ 'xóa sổ'

Cổ phiếu HHV: Nhiều triển vọng bứt phá năm 2025

Sang tuần, UPCoM đón thêm 'tân binh' là công ty hóa chất 45 năm tuổi

Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng GDP hơn 8% trong năm 2025

Nuôi dưỡng nguồn thu thuế vì nền tài chính lành mạnh của quốc gia

LPBank bổ nhiệm thêm thành viên Ban điều hành, tạo động lực cho chiến lược phát triển toàn diện

'Cái bắt tay' trị giá 100 tỷ USD giữa ông Donald Trump và tỷ phú Nhật Bản

F88 cung cấp dịch vụ ngân hàng sau ký kết hợp tác chiến lược với MB

Chứng khoán Bảo Việt: đón nhận nhiều giải thưởng uy tín, khẳng định vị thế 25 năm trên thị trường

Sớm thành lập các trung tâm tài chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

D2D dự chi 233 tỷ đồng làm 6 nhà xưởng cho thuê, hoàn vốn sau 10 năm

VietinBank mở rộng thanh toán xuyên biên giới sang Lào