Giá tiêu hôm nay 30/6: Cao nhất 72.000 đồng/kg Giá tiêu hôm nay 1/7: Thấp nhất 69.000 đồng/kg Giá tiêu hôm nay 2/7: Dao động 69.000 – 72.000 đồng/kg |
Hiện giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đang dao động trong khoảng 69.000 - 72.000 đồng/kg. Cụ thể, tại Gia Lai, Đồng Nai giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg - mức thấp nhất thị trường. Tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.500 đồng/kg.
Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 72.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay đi ngang so với tuần trước đó. Tổng kết tuần, các tỉnh Đông Nam Bộ giảm 1.000 đồng/kg, còn ở khu vực Tây Nguyên giảm trung bình 500 đồng/kg.
Trong tuần đầu tiên của tháng 7, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm 100 USD/tấn, tương ứng với 3.750 USD/tấn tiêu đen loại 500g/l và 5.700 USD/tấn với tiêu trắng. Cùng đà giảm có giá tiêu xuất khẩu của Brazil và Indonesia, còn các thị trường khác đi ngang.
Giá tiêu hôm nay duy trì ổn định |
Hiện tại, trên bình diện toàn cầu, chỉ giá tiêu nội địa Sri Lanka ghi nhận tăng sau nhiều tháng giảm sâu, trong khi đó các thị trường khác chủ yếu giảm và đi ngang.
Tháng 6/2022, xuất khẩu tiêu đạt gần 25.000 tấn, cao nhất từ đầu năm, đưa giá trị kim ngạch vượt mốc nửa tỷ USD sau nửa đầu của năm 2022. Lực mua tăng từ thị trường Trung Quốc được đánh giá là động lực giúp xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục phát triển.
Ngoài kỳ vọng thị trường ở quốc gia láng giềng tiếp tục mua mạnh, giá tiêu còn đang chờ đợi một đợt điều chỉnh đến từ phiên họp tháng 7 của Fed.
Tuy nhiên, trong tuần qua, giá tiêu lại biến động trái chiều giữa thị trường trong nước và quốc tế. So với thời điểm ngày 1/1/2022, giá tiêu nội địa đang giảm 10.000 đồng/kg tại các địa phương, tương đương gần 13%.
Hiện xuất khẩu hồ tiêu đang phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp FDI. Chính vì vậy, các chuyên gia cảnh báo nguy cơ khi các đơn vị này chủ động hạ giá thu mua thì giá tiêu trong nước lại trượt theo trên diện rộng, bất chấp sản lượng giảm, tâm lý giữ hàng cao hay tín hiệu tích cực từ thị trường Trung Quốc.
Cùng với đó, sức ép của việc tăng lãi suất cơ bản tiền tệ buộc những đơn vị nhập khẩu không vội vàng ký hợp đồng mới, trong khi tồn kho vẫn còn. Còn giới đầu cơ trong nước cũng phải nhanh chóng bán cắt lỗ do phải gánh lãi suất cao. Điều này khiến thị trường liên tục rơi vào trạng thái cung vượt cầu.