Thứ sáu 29/11/2024 19:50

Gia tăng nhập lậu gia súc, gia cầm

Tình trạng “đứt” nguồn cung thực phẩm, nhất là khu vực phía Bắc thời gian qua đã khiến việc nhập lậu mặt hàng gia súc, gia cầm qua các tuyến biên giới tăng mạnh.

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa

 - Ào ào nhập lậu

Từ đầu năm đến hết tháng 5/2011, Việt Nam đã nhập khẩu gần 54.000 tấn thịt. Trong số thịt nhập khẩu, chủ yếu là thịt gia cầm (chiếm trên 97%) thịt đùi, cánh, chân... Lượng nhập khẩu thực phẩm từ gia súc, gia cầm tăng mạnh, đến cuối tháng 6 có khoảng 12 tấn thịt lợn hơi nhập lậu qua biên giới Quảng Ninh. Tuy nhiên, từ đầu tháng 7 tới nay, sau khi thông tin thị trường trong nước “đứt” nguồn cung thì lượng nhập khẩu càng bùng phát mạnh.

Theo thống kê, từ ngày 9 đến 15/7/2011, lượng nhập khẩu gia súc, gia cầm qua đường chính ngạch khoảng 755 con trâu, bò từ Thái Lan; 7.967 tấn thịt gia súc, gia cầm đông lạnh qua đường chính ngạch từ các nước Hoa Kỳ, Canada, New Zealand… (trong đó 83,7% thịt gia cầm; 8,9% thịt trâu, bò, dê, cừu; 5,6% thịt lợn và 0,8% là nội tạng gia súc, gia cầm); nhập qua đường tiểu ngạch khoảng 6.436 con trâu, bò sống qua biên giới từ Campuchia.

Không chỉ qua đường tiểu ngạch và chính ngạch mà tình trạng nhập lậu các mặt hàng này cũng tăng chóng mặt. Ông Hoàng Văn Năm, quyền Cục  trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) - cho biết: Vài tháng trước, lợn Việt Nam còn xuất sang Trung Quốc thì đến nay, hiện tượng lợn Trung Quốc đang “chảy” ngược vào nước ta qua đường tiểu ngạch khá phổ biến. Trung bình mỗi ngày có khoảng 25 tấn thịt lợn hơi nhập lậu qua biên giới Lạng Sơn (theo đường mòn, lối mở khu vực Chi Ma). Các đối tượng thường xé lẻ từ 5-7 con/chuyến để dễ vận chuyển, lách qua các trạm kiểm dịch, đưa vào thị trường tiêu thụ.

Tình trạng nhập lậu lại “nóng” trên các tuyến biên giới. Các lực lượng chức năng như biên phòng, hải quan, cảnh sát giao thông liên tục bắt giữ với số lượng lớn, tuy nhiên vẫn không kiểm soát xuể. Đội tuần tra kiểm soát giao thông 1-4, Công an tỉnh Quảng Ninh, cho biết: Từ ngày 10/7 đến nay đã kiểm tra, phát hiện hàng chục xe ô tô vận chuyển gà nhập lậu qua địa bàn huyện Tiên Yên, thu giữ trên 30 tấn gà thải loại có nguồn gốc từ Trung Quốc nhập lậu vào nội địa…

Tăng cường kiểm soát

Ông Hoàng Văn Năm cho rằng, hiện do chênh lệch giá sản phẩm gia súc, gia cầm giữa Việt Nam và các nước láng giềng tương đối cao, nhiều tổ chức, cá nhân đã nhập lậu động vật, sản phẩm động vật qua các tỉnh biên giới phía Bắc, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh, nguy hiểm tới sức khỏe người tiêu dùng. Đáng báo động, theo kết quả xét nghiệm thì có tới 28/100 mẫu gà nhập lậu cho kết quả dương tính với vi rút H5N1. Đây được xem là một trong những nguyên nhân khiến dịch bệnh kéo dài liên miên. Bên cạnh đó, lợn Trung Quốc có thể sử dụng “công nghệ đen” để vỗ béo trước khi xuất. Trong khi, hầu hết các tỉnh giáp biên giới mới chỉ kiểm soát 50% số chuyến kiểm dịch động vật xuất khỏi tỉnh và chưa kiểm soát được động vật nhập vào.

Trước tình trạng trên, Bộ NN&PTNT đã có công điện khẩn gửi chủ tịch UBND 6 tỉnh biên giới phía Bắc (Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu) yêu cầu tăng cường quản lý gia súc, gia cầm nhập lậu. Theo đó, Ban chỉ đạo 127 Quảng Ninh đã chỉ đạo các lực lượng chức năng tiếp tục triển khai mạnh lực lượng đấu tranh chống buôn lậu, đặc biệt kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, gia súc, gia cầm, sản phẩm, thủy sản nhập lậu không rõ nguồn gốc xuất xứ tại khu vực biên giới và lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên, để kiểm soát được tình trạng này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cho hay, việc đảm bảo nguồn cung dồi dào và hạ nhiệt giá thực phẩm cần phải được thực hiện rốt ráo, nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Thúy Hà

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/11: Giá dầu thế giới giảm sau tin thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/11/2024: Giá dầu thế giới tăng vọt

Dự báo cà phê và 2 loại hàng hóa có giá 'đắt hơn tôm tươi' trong năm 2025

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 22/11: Giá dầu ‘leo thang’

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 20/11: Sắc xanh bao phủ thị trường kim loại và năng lượng

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 19/11: Giá dầu tăng mạnh, thị trường kim loại phục hồi

Doanh nghiệp ngoại thi nhau mở điểm bán, bức tranh thị trường bán lẻ nội cuối năm 2024 ra sao?

Doanh nghiệp bán lẻ tăng mở mới, thị trường kỳ vọng 'bùng nổ' cuối năm

Thị trường hàng hóa hôm nay 14/11/2024: Chỉ số MXV-Index chấm đứt chuỗi giảm ba phiên liên tiếp

Doanh nghiệp sẵn sàng nguồn cung hàng hoá phục vụ cuối năm và Tết Ất Tỵ

Thị trường hàng hóa hôm nay 13/11/2024: Giá đậu tương mở rộng đà suy yếu

POND’S mang kiến thức chăm sóc da đúng chuẩn tới gần 1000 học sinh Bến Tre

Thị trường hàng hóa hôm nay 12/11/2024: Giá dầu thế giới giảm hơn 2%

Thị trường hàng hóa hôm nay 11/11/2024: Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc cao kỷ lục đẩy giá tăng mạnh

Thị trường hàng hóa hôm nay 8/11/2024: Lực mua mạnh mẽ kéo MXV-Index quay lại mức cao nhất trong vòng ba tuần

Thị trường hàng hóa hôm nay 7/11/2024: Giá kim loại đồng loạt giảm, giá ngô đi ngược chiều thị trường