Thứ bảy 23/11/2024 02:20

Giá gạo xuất khẩu sôi động trở lại, tăng 13 USD/tấn ngay phiên đầu tuần

Ngay đầu tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đã có tín hiệu phục hồi trở lại khi tăng mạnh tới 13 USD/tấn với gạo tiêu chuẩn 5% tấm.

Sau hơn 1 tuần chững lại và đi ngang, giá gạo xuất khẩu thế giới tuần này đã nóng trở lại, khi gạo của một số nguồn cung được điều chỉnh tăng.

Cập nhật của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) ngày 18/3 cho thấy, giá gạo tiêu chuẩn của 5% tấm của Việt Nam ghi nhận tăng 13 USD/tấn, lên mức 597 USD/tấn.

Cùng đà tăng có gạo của Pakistan, theo đó gạo cùng phẩm cấp của quốc gia này tăng 4 USD, lên 603 USD/tấn. Riêng gạo của Thái Lan ngược chiều giảm 5 USD, xuống còn 610 USD/tấn.

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tăng 13 USD/tấn đang tác động tích cực đến giá lúa nội địa.

Giải thích về xu hướng này, một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo cho biết: Từ đầu tháng 3 đến nay, lượng lúa gạo hàng hóa của Việt Nam tương đối dồi dào nên giá giảm. Nhờ vậy mà sức cạnh tranh trên thị trường thế giới tăng, đặc biệt là so với gạo Thái Lan.

Bên cạnh đó, các quốc gia nhập khẩu như Indonesia, Philippines hiện cũng đang tích cực “gom hàng” để đảm bảo nhu cầu lương thực nội địa. Cụ thể với Philippines, trong báo cáo “Sản xuất nông nghiệp thế giới tháng 3 năm 2024”, USDA báo cáo rằng ước tính sản lượng gạo niên vụ 2023/24 của Philippines là 12,3 triệu tấn, giảm so với ước tính tháng 2 và giảm 3% so với cùng kỳ do thời tiết khô hạn. Năm 2024, theo nhiều báo cáo gần đây, quốc gia này dự kiến nhập khẩu đến 4,1 triệu tấn gạo, tăng khoảng 600.000 tấn so với lượng gạo nhập khẩu năm 2023.

Với Indonesia, năm 2024, theo ước tính nước này sẽ nhập khẩu đến 3,6 triệu tấn gạo và ngày 18/3, Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) đã công bố mời thầu nhập khẩu 300.000 tấn gạo 5% tấm. Thời gian giao hàng muộn nhất là cuối tháng 6 năm nay. Theo các thống kê, Indonesia chủ yếu nhập khẩu gạo có xuất xứ từ Thái Lan và Việt Nam.

Ngoài ra, một quốc gia khác là Hàn Quốc mới đây vừa công bố đấu thầu quốc tế mua khoảng 100.800 tấn gạo từ Mỹ, Trung Quốc và Việt Nam với thời hạn nộp hồ sơ thầu là ngày 21/3/2024 (theo một thông cáo báo chí trên trang web của Tập đoàn Thương mại Thực phẩm và Nông ngư nghiệp do Nhà nước hậu thuẫn - KAFTC). Trong đó, KAFTC mong muốn mua 77.700 tấn gạo hạt vừa từ Mỹ, 22.000 tấn gạo nâu ngắn từ Trung Quốc và 1.100 tấn từ Việt Nam, dự kiến giao hàng trong khoảng thời gian từ tháng 5/2024 đến tháng 1/2025.

Theo các chuyên gia, đó là lý do thời điểm này giá gạo Việt tăng giá. Đáng chú ý, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt thời gian qua cũng đã tranh thủ thời cơ lúc giá lúa tương đối thuận lợi để thu mua dự trữ.

Ngọc Thùy
Bài viết cùng chủ đề: Giá gạo xuất khẩu

Tin cùng chuyên mục

Giá lúa gạo hôm nay ngày 22/11: Gạo đẹp được giá, lúa Thu Đông chào giá cao

Giá heo hơi hôm nay 22/11/2024: Giá heo hơi ổn định và đi ngang

Giá bạc hôm nay 22/11/2024: Bạc quay đầu giảm 0,82%

Giá tiêu hôm nay 22/11/2024: Nông dân phấn khởi vì giá tiêu tăng mạnh đến 1.500 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 22/11/2024: Giá cà phê trong nước tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay 22/11/2024: Giá dầu tăng đến bao giờ?

Tỷ giá USD hôm nay 22/11/2024: Đồng USD, bitcoin đồng loạt tăng giá

Giá vàng hôm nay 22/11/2024: Vàng tiến sát mốc 2.700 USD

Chỉ thị của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về đảm bảo bảo cung cầu, bình ổn giá dịp Tết Ất Tỵ

Giá đậu tương năm 2025 sẽ diễn biến ra sao?

Giá xăng dầu hôm nay ngày 21/11/2024: Giá xăng giảm 2 phiên liên tiếp, có loại dưới 20.000 đồng/lít

Giá vàng chiều nay 21/11/2024: Tăng không ngừng

Giá vàng nhẫn, giá vàng miếng giữ đà tăng giá

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 21/11: MXV-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Giá lúa gạo hôm nay ngày 21/11: Lượng về ít giá gạo vững, lúa mới chào bán giá cao

Giá heo hơi hôm nay 21/11/2024: giá heo tăng nhẹ ở một số địa phương

Giá bạc hôm nay 21/11/2024: Bạc phục hồi từ mức đáy trong vòng hai tháng

Giá cà phê hôm nay 21/11/2024: Giá cà phê trong nước quay đầu giảm

Giá tiêu hôm nay 21/11/2024: Bất ngờ đồng loạt giảm sâu

Giá xăng dầu hôm nay 21/11/2024: Tăng cao hơn dự kiến