Ghi thêm dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

Chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư đã ghi thêm một dấu mốc quan trọng, đưa quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc vào giai đoạn phát triển mới.
Việt Nam-Trung Quốc ký kết 13 văn kiện hợp tác giữa hai Đảng, hai nước

Sự hiểu biết lẫn nhau và tin cậy chính trị mà hai bên dày công vun đắp, nay được củng cố thêm một bước; tiếp tục là Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện theo phương châm “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” như hai bên đã cam kết.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Uông Dương
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội kiến Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc Uông Dương

Thủ đô Bắc Kinh những ngày qua chan hòa nắng ấm, thật đẹp và yên bình. Từ sân bay quốc tế, nơi đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến Đại lễ đường Nhân dân, Quảng trường Thiên An Môn, Điếu Ngư Đài... đều trở nên thân quen biết bao khi thấy những lá cờ Đảng và quốc kỳ hai nước đỏ thắm cùng tung bay trong gió. Theo một cán bộ làm công tác đối ngoại, đây là lần đầu bạn treo cờ Đảng của nước có nguyên thủ quốc gia đến thăm tại những nơi diễn ra hoạt động của Đoàn.

Điều đó như nói lên niềm tin vào uy tín, vị thế của Đảng ta không chỉ đối với Trung Quốc mà cả bạn bè quốc tế, ngày càng được nâng cao. Trên những trang báo của nước bạn mấy ngày nay, có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta là sự kiện đối ngoại đặc biệt quan trọng đối với cả hai Đảng và hai nước.

Và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc đầu tiên sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự coi trọng cao độ quan hệ hai Đảng, hai nước. Đó là niềm tin của hai bên gửi gắm cho nhau, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp đối với cả hai đất nước “núi liền núi, sông liền sông”

“Vừa là đồng chí, vừa là anh em”

Ngay sau khi kết thúc Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo cấp cao nước ngoài đầu tiên mà Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mời thăm, thể hiện sự coi trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với vị thế, vai trò quốc tế của nước ta. Theo quan niệm người Việt Nam, Tổng Bí thư Đảng ta là người được chọn “xông đất” cho Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiệm kỳ khóa XX.

Và việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc đầu tiên sau Đại hội XIII Đảng Cộng sản Việt Nam đã thể hiện sự coi trọng cao độ quan hệ hai Đảng, hai nước. Đó là niềm tin của hai bên gửi gắm cho nhau, cùng hướng tới tương lai tốt đẹp đối với cả hai đất nước “núi liền núi, sông liền sông”. Và như lời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Lễ trao Huân chương Hữu nghị tặng Tổng Bí thư Đảng ta, “Trung Quốc và Việt Nam là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt, cùng chung chí hướng và chia sẻ vận mệnh chung, là cộng đồng chung vận mệnh, vì sự nghiệp hòa bình và tiến bộ của nhân loại”.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh nước bạn đang thực hiện đặc biệt nghiêm ngặt phương châm Zero Covid; các thành viên tham gia và phục vụ Đoàn đều được xét nghiệm PCR hằng ngày, xét nghiệm nhanh trước mỗi khi tham gia một sự kiện. Nhưng, bạn vẫn luôn tạo điều kiện cao nhất với khả năng có thể, cho nên tất cả các hoạt động của Tổng Bí thư và Đoàn diễn ra trang trọng với nghi thức cao nhất mà vẫn thân tình, gần gũi “vừa là đồng chí, vừa là anh em”.

Tại hội đàm, các cuộc hội kiến, trao tặng Huân chương, tiệc trà hay chiêu đãi..., trong bầu không khí thắm tình hữu nghị, các nhà lãnh đạo đã ôn lại truyền thống quan hệ láng giềng tốt đẹp lâu đời giữa hai nước và cho rằng mọi quan hệ hợp tác đều có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của hai dân tộc. Nhìn lại lịch sử quan hệ giữa hai nước càng khẳng định điều ấy.

Sau khi ra đời không lâu, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Ngày 18/1/1950 trở thành dấu mốc đầu tiên, đặt nền móng cho mối tình hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, trong đó, những người có công lớn là Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông. Hơn 70 năm qua, quan hệ hai bên luôn được các thế hệ lãnh đạo và nhân dân hai nước dày công vun đắp, trở thành tài sản chung quý báu của cả hai dân tộc. Trong những chặng đường lịch sử ấy, dù có thời khắc thăng trầm, nhưng hữu nghị, hợp tác luôn là dòng chảy chính.

Thúc đẩy hợp tác toàn diện trên mọi lĩnh vực

Trong hội đàm, sau đó là các cuộc hội kiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đều nhấn mạnh, Việt Nam luôn ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Trước hết về kinh tế, Việt Nam mong phía bạn đẩy nhanh triển khai thủ tục mở cửa thị trường cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản; duy trì thông suốt chuỗi cung ứng hàng hóa giữa hai nước, nâng hạn mức hàng hóa Việt Nam quá cảnh Trung Quốc đến nước thứ ba bằng đường sắt; đẩy mạnh hợp tác vận tải hàng không, đường bộ và đường sắt; kêu gọi các doanh nghiệp lớn, có trình độ khoa học-công nghệ cao của Trung Quốc mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Về phía mình, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc luôn sẵn sàng nỗ lực cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đưa quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện phát triển lành mạnh, ổn định theo phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta, hai bên đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng, như tăng cường và phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng, thúc đẩy hợp tác toàn diện các lĩnh vực. Trung Quốc sẽ nỗ lực để duy trì đà phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh; cam kết dành ít nhất 1.000 suất học bổng Chính phủ và đào tạo không dưới 1.000 giáo viên tiếng Trung cho Việt Nam.

Ngay sau khi hội đàm, những định hướng hợp tác toàn diện đã được hiện thực hóa với 13 văn bản được ký kết thuộc nhiều lĩnh vực quan trọng, như công tác đối ngoại của Đảng, ngoại giao nhân dân, tư pháp, nội chính, công thương, hải quan, sinh thái và môi trường, an toàn thực phẩm trong thương mại song phương, văn hóa và du lịch, quản lý tài sản nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, và nhiều địa phương có mối quan hệ hữu nghị, hợp tác trong phát triển kinh tế-xã hội.

Đây là chuyến thăm Trung Quốc lần thứ tư của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên cương vị nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng ta. Mỗi chuyến thăm đều để lại ấn tượng tốt đẹp đối với cả hai bên, góp phần kết nối quá khứ với hiện tại làm tiền đề cho quan hệ hợp tác tốt hơn trong giai đoạn mới. Quan hệ tốt về chính trị thúc đẩy quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là về kinh tế.

Đặc biệt Tuyên bố chung giữa hai nước lần này đề cập sâu sắc, toàn diện, cụ thể, định hướng thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, từ quan hệ cấp cao giữa hai Đảng, hai Nhà nước đến các cơ chế cụ thể cho hoạt động trên nhiều lĩnh vực, từng mặt hàng xuất, nhập khẩu, nhất là trong hợp tác thực hiện các kế hoạch giữa hai Đảng về công tác xây dựng Đảng, hợp tác về phát triển kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục... Có thể nói đây là một dấu mốc mới vừa mang tầm nhìn chiến lược, vừa cụ thể, thiết thực đối với cả hai nước.

Trao đổi với báo chí về chuyến thăm này, Giáo sư Cốc Nguyên Dương, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nhìn nhận đây là sự kiện đã vượt lên ý nghĩa của một chuyến thăm thông thường, bao hàm nhiều ý nghĩa đặc biệt.

Dẫn câu nói của người Trung Quốc “Láng giềng tốt quý hơn vàng”, ông Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á, thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cho rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình năm 2017 và chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi đi ba thông điệp, cho thấy tính đặc biệt và tầm quan trọng của quan hệ giữa hai nước; tình cảm đặc biệt giữa hai bên; và vai trò định hướng dẫn đường của giao lưu đảng trong quan hệ Việt-Trung.

Được chụp ảnh với Bác Hồ tại Việt Nam khi 5 tuổi, Nhà báo Vương Phong kỳ vọng, chuyến thăm lần này sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa các hoạt động giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết và tình hữu nghị giữa người dân hai nước, tạo nền tảng vững chắc cho quan hệ song phương phát triển thời gian tới.

Thành công trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ghi thêm dấu mốc mới, làm động lực thúc đẩy quan hệ tốt đẹp giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Trong chuyến thăm Trung Quốc lần này của Tổng Bí thư Đảng ta, hai bên đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng, như tăng cường và phát huy vai trò định hướng chiến lược của quan hệ kênh Đảng, thúc đẩy hợp tác toàn diện các lĩnh vực. Trung Quốc sẽ nỗ lực để duy trì đà phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam xuất khẩu các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh; cam kết dành ít nhất 1.000 suất học bổng Chính phủ và đào tạo không dưới 1.000 giáo viên tiếng Trung cho Việt Nam.
Theo Nhân Dân
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Trung Quốc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động