Thứ sáu 22/11/2024 21:50

Gặp khó khi tiếp cận các chương trình tín dụng: Doanh nghiệp Quảng Nam kiến nghị gì?

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đã đề xuất các giải pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc trong việc tiếp cận chương trình tín dụng của các doanh nghiệp.

Loạt khó khăn khi tiếp cận chương trình tín dụng

Mới đây, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Nam về những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp đối với việc tiếp cận chương trình tín dụng của ngân hàng.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp có lịch sử trả nợ tốt nhưng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh nên gặp nhiều khó khăn, hệ thống báo cáo tài chính chưa quy chuẩn nên chưa chứng minh được dòng tiền.

Ngoài ra, một số ngân hàng đánh giá doanh nghiệp dựa trên báo cáo thuế, báo cáo được kiểm toán,... ngân hàng hạn chế tài trợ vốn cho doanh nghiệp mới thành lập.

Áp lực tài chính đang đè nặng lên doanh nghiệp bất động sản trong giai đoạn hiện nay

Ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, các doanh nghiệp gặp phải vướng mắc trong việc xác định tài sản đảm bảo. Trong đó, khi thị trường bất động sản giảm sâu thì các ngân hàng đưa ra các chính sách hạn chế rủi ro như định giá thấp, hạ tỷ suất vay,... Cơ chế chính sách chung thường xuyên thay đổi nên ngân hàng thận trọng hơn, đưa ra quy chuẩn cao hơn để nhận làm tài sản thế chấp.

Hơn nữa, tình hình kinh tế khó khăn dẫn đến các khoản phải thu chậm thu hồi, hàng tồn kho chậm luân chuyển nên các ngân hàng cũng hạn chế nhân các khoản trên làm tài sản đảm bảo.

Lãi suất hiện nay khá cao so với hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, lãi suất chênh lệch tương đối lớn giữa 2 nhóm Nhà nước – cổ phần, trong khi tiêu chuẩn để vay vốn lại nhóm Nhà nước khắt khe hơn so với nhóm cổ phần. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải chịu các khoản phí vay vốn như: thẩm định tài sản, cam kết rút vốn, bảo hiểm,… Doanh nghiệp cũng gặp khó khăn khi thời gian đánh giá dòng tiền của ngân hàng nhanh hơn thời gian vòng quay vốn của doanh nghiệp, doanh thu chuyển về lớn hơn số tiền vay,...”, ông Bảo thông tin.

Gỡ khó trong quá trình tiếp cận vốn tín dụng

Để tháo gỡ các vướng mắc, giúp doanh nghiệp tiếp cận chương trình tín dụng của ngân hàng một cách dễ dàng hơn, Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đã đề xuất hạ cách đánh giá về lịch sử trả nợ của khách hàng.

Theo đó, việc không cho vay nợ nhóm 2 trong 12 tháng đổi thành cho phép giới hạn 2-3 lần/năm hoặc cách thời điểm đánh giá 3-6 tháng khách hàng đã không còn nợ nhóm 2. Vấn đề không cho vay khách hàng từng có lịch sử trả nợ nhóm 3-5 đổi thành trong vòng 1 năm xét đến thời điểm vay vốn khách hàng không còn phát sinh nhóm nợ này.

Ngoài ra, ngân hàng nên cho phép sử dụng báo cáo nội bộ hoặc đánh giá tài chính doanh nghiệp qua nhiều kênh khác nhau như: thẩm định thực tế, dòng tiền qua tài khoản cá nhân chủ doanh nghiệp,... cùng với đó là xem xét ngành nghề, quy mô, năng lực lãnh đạo chủ doanh nghiệp.

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đề xuất nhiều giải pháp nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh

“Khi bất động sản đang nằm ở đáy, thì nên đánh giá tài sản đảm bảo sát giá thị trường, nâng tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo. Đối với tài sản chưa hoàn công, vẫn cho ghi nhận giá trị này và hoàn thành thủ tục đăng bộ sau khi đăng ký thế chấp ngân hàng. Thu hẹp khoảng cách lãi suất giữa 2 nhóm Nhà nước – cổ phần bằng cách phân loại khách hàng, ngành nghề, tài sản đảm bảo, kết quả kinh doanh,... để đưa ra một quy chuẩn chung cho các doanh nghiệp, khi đạt mức độ đó sẽ được hưởng mức lãi suất ưu đãi”, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam đề xuất.

Đồng thời cần giảm phí, thông qua thỏa thuận khách hàng các điều kiện như chuyển doanh thu % về ngân hàng vay vốn, cam kết sử dụng các sản phẩm khác của ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán quốc tế, khi đạt ở mức quy định thì khách hàng được giảm các loại phí trên. Hơn nữa, thời gian đánh giá dòng tiền cần phù hợp với thời gian quay vốn của khách hàng.

Trước đó, để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp, ông Trần Quốc Bảo - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị cũng đã có các kiến nghị, đề xuất gửi đến Tổ công tác đặc biệt của tỉnh Quảng Nam để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn, góp phần xây dựng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Hạ Vĩ
Bài viết cùng chủ đề: nguồn vốn tín dụng

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Nâng cao năng lực thông tin về ứng phó sự cố, thiên tai

Lào Cai: Quyết liệt đẩy mạnh thực hiện kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ninh: Tập trung thúc đẩy đầu tư công, tạo nguồn lực cho phát triển

Thanh Hóa thu ngân sách năm 2024 đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ

Hội thảo quốc tế Kết nối công nghệ Đà Nẵng - Australia

Lào Cai: Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành hồ sơ đề nghị xét công nhận nông thôn mới năm 2024

Khai mạc Tuần lễ nông sản và thực phẩm an toàn tỉnh Sơn La tại Hà Nội

Hải Phòng: Khai trương dự án chính quyền số hướng tới minh bạch, hiệu quả và tiện ích

Phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đối với ông Ngô Công Thức

Sản phẩm OCOP Quảng Ninh sẵn sàng phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình