Thứ ba 19/11/2024 18:40

Gần 60 triệu kWh điện được phát ổn định hàng năm từ dòng suối Đa Siat

Phóng viên Báo Công Thương tiếp tục tháp tùng Đoàn công tác Bộ Công Thương kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật tại các nhà máy thủy điện. Điểm làm việc của đoàn công tác trong ngày 13/4 là Công trình Nhà máy thủy điện Đa Siat, xã Bảo Lộc, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng. 

Nhà máy được xây dựng trên khu vực dòng chính suối Đa Siat, nằm ở thượng lưu công trình thủy điện Đồng Nai 5, do Công ty CP Thủy điện Miền Nam làm chủ đầu tư. Nhà máy thủy điện Đa Siat chính thức đi vào vận hành năm 2008, điều tiết ngày đêm, có đập bê tông tự tràn, dòng chảy qua tràn tự do vẫn theo dòng suối cũ, vùng đất phía hạ du là rừng tự nhiên, độ dốc sau tràn đến sông Đồng Nai khá lớn, chủ yếu là thác ghềnh.

Năm 2010, Công ty CP Thủy điện Miền Nam được Cục Điều tiết điện lực - Bộ Công Thương cấp giấy phép hoạt động điện lực cho Nhà máy thủy điện Đa Siat (phát điện và vận hành quản lý đường dây 22kV). Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty CP Thủy điện Miền Nam luôn chú trọng việc tuân thủ các chính sách pháp luật trong lĩnh vực hoạt động thủy điện; Tập trung nâng cao kiến thức pháp luật cho người lao động; Không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ CBCNV công ty nói chúng và Nhà máy thủy điện Đa Siat nói riêng.

Theo báo cáo của lãnh đạo công ty, Nhà máy thủy điện Đa Siat đã có văn bản gửi Tổng công ty Điện lực miền Trung đề nghị triển khai thiết kế kỹ thuật, cung cấp, lắp đặt, thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống giám sát, điều khiển từ xa (SCADA). Tổng công ty cũng đã có văn bản nhất trí đồng thời cử cán bộ thực hiện khảo sát, triển khai thiết kế kỹ thuật và dự kiến hoàn thành kết nối hệ thống SCADA trong năm 2017.

Trao đổi của đoàn công tác Bộ Công Thương với các lãnh đạo Nhà máy

Tại buổi làm việc, ông Trịnh Phi Anh - Thành viên Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần thủy điện Miền Nam - cũng đã trình bày một số đặc thù riêng của nhà máy như hồ chứa Đa Siat không có khả năng gây ảnh hưởng đến vùng hạ du đập vì từ sau đập tràn đến hồ Đồng Nai 5 khoảng 8km và là thác, ghềnh hầu như không có ngập lụt. Ông Trịnh Phi Anh cũng nêu một số băn khoăn, kiến nghị: Nội dung Nghị định số 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập còn những điểm chưa phù hợp đối với các hồ chứa có chiều cao đập và dung tích hồ nhỏ; Nội dung của Khoản 7 Điều 18 Thông tư số 10/2015/TT-BCT ngày 29/5/2015 của Bộ Công Thương có quy định về báo cáo đối với trường hợp thay đổi đội ngũ trưởng ca, tuy nhiên, do nhu cầu công tác cán bộ nên việc thay đổi, luân chuyển thường xuyên diễn ra, vì thế việc yêu cầu chế độ báo cáo gây mất khá nhiều thời gian thực hiện cho các doanh nghiệp.

Kiểm tra số liệu sổ sách tại phòng trực trung tâm

Sau một ngày kiểm tra toàn bộ hệ thống vận hành của Nhà máy thủy điện Đa Siat và tất cả các quy trình hồ sơ pháp lý, Đoàn kiểm tra Bộ công Thương đã có kết luận cụ thể như sau: Công ty Cổ phần Thủy điền Miền Nam đã thực hiện tương đối đầy đủ việc tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và các quy định về duy trì điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực Nhà máy thủy điện Đa Siat.

Những việc Công ty CP Thủy điện Miền Nam cần tập trung giải quyết bao gồm: Phối hợp với chính quyền địa phương xử lý dứt điểm việc lấn chiếm trái phép vùng lòng hồ nhằm đảm bảo an toàn đúng dung tích hồ theo thiết kế; Lắp đặt hệ thống quan trắc chuyển vị đập theo quy định; Khẩn trương phối hợp với Tổng công ty Điện lực miền Trung để triển khai đầu tư và hoàn thiện kết nối hệ thống SCADA theo đúng kế hoạch đã báo cáo; Thực hiện Báo cáo duy trì điều kiện cấp giấy phép hoạt động điện lực và Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm theo đúng quy định tại Điều 18 Thông tư số 10/2015/TT-BCT,...

Một trong những ấn tượng đặc biệt được Đoàn công tác đánh giá cao tại Nhà máy thủy điện Đa Siat là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Công ty CP Thủy điện Miền Nam không chỉ là những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực điện lực, mà còn là những con người thật sự rất tâm huyết với sự nghiệp phát triển thủy điện Việt Nam.

Quỳnh Mỹ

Tin cùng chuyên mục

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 2)

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Sửa đổi Luật Điện lực: Từ thông điệp của Tổng Bí thư đến gỡ điểm nghẽn cho kỷ nguyên mới (​​​​​​​Bài 1)

PC Lào Cai: 'Thần tốc' đưa điện lưới quốc gia về khu tái định cư Làng Nủ

PC Đắk Nông: Cải thiện và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện phục vụ phát triển kinh tế

Hiệu quả quản lý lưới truyền tải từ ứng dụng UAV và công nghệ Lidar

Nghệ An phê duyệt chủ trương đầu tư 2 dự án lưới điện truyền tải 220kV

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh: Nâng cao năng suất lao động nhờ phát triển lưới điện thông minh, chuyển đổi số

Trung tâm Điện lực Quảng Trạch: Nhiều vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Nhiệm vụ hàng đầu là bảo đảm cung ứng điện trong mọi tình huống

EVNCPC triển khai nhiều hoạt động trong ‘Tháng tri ân khách hàng 2024’

Bộ Công Thương xây dựng 3 kịch bản cung cấp điện năm 2025

Bộ trưởng Bộ Công Thương chủ trì họp về kế hoạch cung cấp điện năm 2025

Xung đột Trung Đông: Liệu thị trường năng lượng thế giới có bị cuốn vào?

Bộ Công Thương làm việc với Trung tâm Nhiên liệu Xanh Toàn cầu về phát triển nhiên liệu sinh học

PC Đắk Lắk: Đảm bảo an toàn lưới điện cao áp tại khu vực rừng trồng và rừng nguyên sinh

Tổng giám đốc EVNCPC Ngô Tấn Cư làm việc với Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tại Khánh Hòa

Chủ tịch HĐTV EVNCPC Nguyễn Thanh làm việc với Công ty Điện lực Bình Định

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế "Giới thiệu Dự án đào tạo về điện gió".