Thứ tư 27/11/2024 11:48

G7 cam kết cung cấp 870 triệu liều vắc xin cho các nước đang phát triển

Ngày 13/6, trong thông cáo cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế phát triển (G7) đã cam kết cung cấp 870 triệu liều vắc xin Covid-19 tới các nước đang phát triển trong năm tới. Các liều vắc xin sẽ được cung cấp "càng sớm càng tốt", với ít nhất một nửa số liều sẽ đến vào cuối năm nay, được chuyển qua nhóm chia sẻ vắc xin COVAX cho "những người có nhu cầu cao nhất”.

Mỹ trước đó đã cam kết 500 triệu liều, với 100 triệu khác đến từ Vương quốc Anh. Thông cáo chung của Hội nghị thượng đỉnh G7 lưu ý rằng, các khoản quyên góp của các chính phủ kể từ khi cuộc họp vào cuối tháng 2 đã cung cấp "cho một tỷ liều thuốc trong năm tới”.

Thông báo này được đưa ra khi các nhà lãnh đạo y tế gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu hụt liều lượng vắc xin cho các nước đang phát triển. Ngày 12/6, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus đã phát biểu trước các nước G7, lưu ý rằng trong khi các nước phát triển đang đạt được thành công trong việc kiểm soát đại dịch thì nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt với sự gia tăng các ca nhiễm mới và nhiều nước phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt vắc xin. Để tiêm chủng cho 70% dân số thế giới, cần tổng cộng 11 tỷ liều.

Các nhà lãnh đạo G7 đang có quan điểm khác nhau về việc có hay không thực thi quyền sở hữu trí tuệ đối với các bằng sáng chế vắc xin. Một số quốc gia, bao gồm cả Mỹ và Pháp, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc từ bỏ sẽ cho phép các nước đang phát triển sử dụng sở hữu trí tuệ cho chính họ. Những nước khác, như Đức và Anh, vẫn phản đối biện pháp này - đây cũng là lập trường chính thức của Ủy ban châu Âu.

Hội nghị thượng đỉnh G7 đã được khai mạc ngày 11/6 và kéo dài ba ngày nhằm giúp chấm dứt đại dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế lấy khí hậu làm trung tâm, sau khi cam kết tài trợ một tỷ liều vắc xin cho các nước nghèo nhất thế giới. Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo Anh, Canada, Pháp, Đức, Italia và Nhật Bản đã có cuộc họp trực tiếp đầu tiên trong gần hai năm, sau khi đại dịch làm ảnh hưởng đến hội nghị thượng đỉnh năm ngoái. Dựa trên cam kết của chính quyền Biden cung cấp 500 triệu liều vắc xin Covid-19 để phân phối cho các quốc gia nghèo hơn, Thủ tướng Anh Johnson có kế hoạch cam kết cung cấp “ít nhất” 100 triệu liều thặng dư trong năm tới.

Các nhà vận động đã nhấn mạnh sự bất bình đẳng trong phân phối vắc xin và kêu gọi các quốc gia giàu có hành động nhiều hơn nữa, bao gồm bằng cách từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ đối với vắc xin và phương pháp điều trị. Nhưng tổ chức Oxfam cho biết, việc đánh bại virut sẽ cần nhiều thời gian, đánh giá rằng với tốc độ tiêm chủng hiện tại, các nước thu nhập thấp sẽ mất 57 năm để đạt được mức độ bảo vệ tương tự như các nước G7.

Các nhà lãnh đạo cũng đang cân nhắc các kế hoạch giúp các nước đang phát triển chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch trước thềm cuộc họp về khí hậu COP26 của Liên hợp quốc vào tháng 11 tại Scotland, một phần trong cam kết của các nước giàu hơn nhằm tiến tới mức phát thải "ròng" vào năm 2050.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Ông Donald Trump nêu lý do tăng thuế nhập khẩu từ Trung Quốc, phản ứng phía Bắc Kinh ra sao?

Kỳ vọng bộ chỉ số FTA Index sẽ gỡ khó kịp thời cho doanh nghiệp

Tận dụng Hiệp định CPTPP, dệt may tăng xuất khẩu sang thị trường mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt giữ cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik

Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức thành công diễn tập cứu hộ cứu nạn

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 25/11/2024: 200 mục tiêu của tên lửa ATACMS trên lãnh thổ Nga đã được xác định

Bước ngoặt COP29: Đạt thỏa thuận góp 300 tỷ USD để hỗ trợ biến đổi khí hậu cho các nước nghèo hơn

Hệ sinh thái FTA: Giải pháp tốt cho ngành dệt may tận dụng Hiệp định UKVFTA

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?