Nhiều chuyên gia chỉ trích cáo buộc của G7 về nền kinh tế Trung Quốc

Theo tờ Global Times, nhiều chuyên gia từ Trung Quốc đã phản bác thông cáo vừa qua của nhóm G7, họ cho rằng nhóm này bị ảnh hưởng bởi "chủ nghĩa bảo hộ" từ Mỹ.
Giá sầu riêng tại Trung Quốc ''lao dốc'', cơ hội nào cho Việt Nam? Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần: Lợi thế đặc biệt của Việt Nam là gì? Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Nỗi ''sợ hãi'' của các nước nhóm G7

Vừa qua, các chuyên gia từ Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc về “các chính sách và động thái phi thị trường” do nhóm G7 đưa ra trong một thông cáo chung tại cuộc họp ở Stresa (Ý) vào cuối tuần vừa qua. Cụ thể, theo Global Times, các chuyên gia cho rằng, những tuyên bố này phản ánh “ảnh hưởng chủ nghĩa bảo hộ ngày càng độc hại của Washington đối với các đồng minh, và gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với thương mại tự do và chuỗi cung ứng toàn cầu”.

Nhiều chuyên gia chỉ trích cáo buộc của G7 về nền kinh tế Trung Quốc
Một nhà máy sản xuất ô tô điện tại Trung Quốc. Ảnh: The New York Times

Cụ thể, trong thông cáo chung, các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương G7 tuyên bố: “Mặc dù đã tái khẳng định sự quan tâm của đối với hợp tác cân bằng và song phương, chúng tôi cũng bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc sử dụng các chính sách và động thái phi thị trường, mà có thể làm suy yếu nguồn lao động, các ngành công nghiệp và khả năng phục hồi kinh tế của chúng tôi”.

Ngoài ra, thông cáo của G7 cũng cho biết họ sẽ "tiếp tục theo dõi tình trạng dư thừa công suất và sẽ xem xét các tác động tiêu cực tiềm tàng và thực hiện các bước để đảm bảo một sân chơi bình đẳng".

Phản bác động thái này, các chuyên gia Trung Quốc nói: “Tuyên bố vừa qua đã nhấn mạnh các chính sách bảo hộ độc hại của Washington đối với các đồng minh của mình, vốn chọn lợi ích chính trị hơn các nguyên tắc thị trường và luật kinh tế." Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo rằng nếu các đồng minh của Mỹ tiếp thục đi theo chủ nghĩa bảo hộ, nền kinh tế và người tiêu dùng của họ sẽ phải đối mặt với những tổn thất lớn.

Giải thích thêm, ông Li Yong, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hiệp hội Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho rằng nếu các chính trị gia các nước G7 đi theo con đường bảo hộ của Mỹ, đồng nghĩa là họ phải áp đặt các hạn chế đối với hoạt động kinh doanh và đầu tư. Chia sẻ với Global Times, ông Li Yong nói: “Nếu G7 làm theo Mỹ, doanh nghiệp của họ sẽ bị hạn chế tiếp cận các hiệp định thương mại tự do, và người tiêu dùng của họ sẽ phải trả giá đắt”.

Thực tế, bên lề cuộc họp vừa qua, nhiều quan chức G7 cũng bày tỏ lo ngịa về một cuộc chiến thương mại chống lại Trung Quốc. Chia sẻ với giới báo chí, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner đã nói: “Ai tham gia chiến tranh thương mại đều sẽ thua, không ai là người thắng”. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cũng nhấn mạnh rằng cần phải tránh một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, khi nước này vẫn là đối tác kinh tế lớn của Pháp. Theo trang Bloomberg, Bộ trưởng Tài chính Anh Jeremy Hunt cũng cho biết nước ông sẽ không vội áp dụng các biện pháp trừng phạt với Trung Quốc.

Nhiều rủi ro với nền kinh tế thế giới

Tuy vậy, nhiều chuyên gia Trung Quốc cũng cảnh báo về khả năng nhiều nước phương Tây tiếp tục các động thái bảo hộ thương mại do áp lực cạnh tranh với Trung Quốc. Ông Chen Fengying, cựu Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Thế giới tại Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc đã nói: "Một số thành viên G7 có thể đi theo cách tiếp cận của Mỹ vì tốc độ phát triển công nghệ và chuỗi công nghiệp của Trung Quốc rất nhanh. Trong một số ngành công nghiệp, Trung Quốc đã đi theo một con đường hoàn toàn mới và vượt qua các nước khác, thậm chí đã đạt đến mức độ mà Mỹ không thể làm được".

Chia sẻ với tờ Global Times, ông Fengying Chen nói thêm: “Sự phát triển công nghệ mới của phương Tây đang tụt hậu so với Trung Quốc và thậm chí còn bị đình trệ, vì vậy họ muốn bảo vệ các công nghệ hiện có. Còn sự đổi mới mới đang là sức mạnh của Trung Quốc”. Cũng trong bài phỏng vấn với Global Times, ông Fengying Chen cũng cảnh báo về viễn cảnh các ngành công nghiệp phương Tây có thể suy yếu nếu tiếp tục áp đặc các hạn chế với Trung Quốc.

Ngoài ra, những động thái bảo hộ của G7 cũng có thể gây rủi ro nghiêm trọng đối với nền kinh tế thế giới, vì những hành động này sẽ làm gián đoạn và rạn nứt thương mại toàn cầu. Theo báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vào tháng 5 năm 2023, nếu phương Tây chỉ trao đổi thương mại với các nước trong khối, thì một số nền kinh tế trong khối này có thể chịu thiệt hại lên tới 4,7% GDP của nước mình.

Được biết, đây cũng không phải lần đầu tiên phương Tây có những động thái đối đầu vói các ngành thương mại và công nghiệp Trung Quốc. Vào cuối năm ngoái, khi Liên minh châu Âu (EU) thông báo sẽ điều tra chống trợ cấp đối với xe điện Trung Quốc, các quan chức Trung Quốc đã tuyên bố sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nước này.

Các nhà phân tích Trung Quốc cũng cho rằng nếu Mỹ và EU tiếp tục tăng thuế trong thời gian tới, Trung Quốc chắc chắn sẽ có biện pháp đối phó, mặc dù động thái cụ thể vẫn còn chưa rõ. Ông Gao Lingyun, một chuyên gia từ Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói với tờ Global Times trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm: “Tôi không nghi ngờ gì về việc Trung Quốc sẽ có biện pháp đối phó”.

Trong một cuộc phỏng vấn Global Times vào tuần trước, một chuyên gia nổi tiếng trong ngành ô tô Trung Quốc đã đề xuất nước này nên xem xét tăng thuế tạm thời đối với ô tô nhập khẩu có động cơ lớn hơn 2,5 lít. Global Times cũng dẫn một nguồn tin cho rằng các ngành công nghiệp của Trung Quốc đang dự định nộp đơn lên cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với một số loại thịt lợn nhập khẩu từ EU.

.

Phú Quý (theo Global Times)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Liên minh châu Âu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Toàn cảnh thế giới 22/11: Nga hé lộ bí mật tên lửa siêu thanh; Israel nã pháo vào Beirut

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 22/11 có một số thông tin đáng chú ý về tên lửa siêu thanh Oreshnik của Nga và tình hình chiến sự Israel - Hezbollah tại Beirut.
Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Nga và OPEC hợp tác nhằm ổn định thị trường dầu mỏ

Tổng thư ký OPEC cho biết, mục tiêu chung của Nga và OPEC là đảm bảo ổn định thị trường dầu mỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/11: Nga tấn công ồ ạt vào Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea

Lính Ukraine rút lui khỏi Kurakhove; Ông Zelensky có động thái mới về Crimea,... là những tin nóng về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối 22/11
Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Hungary kêu gọi phương Tây nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga

Thủ tướng Hungary Viktor Orban mới đây đã kêu gọi phương Tây nên nghiêm túc xem xét vụ phóng tên lửa Oreshnik của Nga vào Ukraine.
Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong 24 giờ qua, các hệ thống phòng không Nga đã chặn thành công hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’

Hứng 'mưa tên lửa' siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó 'khẩn cấp'; Nga đạt bước tiến lớn toàn mặt trận;... là những tin nóng Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshni, hay Moscow muốn răn đe phương Tây?
Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Chiến sự Nga-Ukraine 22/11/2024: Ông Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay 22/11/2024: Tổng thống Nga Vladimir Putin gửi tín hiệu tới phương Tây; Nga đạt tiến bộ đáng kể ở Donbass và Novorossiya.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominica đang mở ra nhiều triển vọng hợp tác to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica

Trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominica, hai bên nhấn mạnh tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư, kết nối doanh nghiệp.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk; tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga... là những thông tin chú ý về chiến sự Nga - Ukraine sáng 22/11.
Điện Kremlin cảnh báo xung đột

Điện Kremlin cảnh báo xung đột 'leo thang' sau vụ phóng tên lửa Storm Shadow từ Ukraine

Theo hãng tin TASS, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo việc Ukraine phóng tên lửa Storm Shadow là động thái 'leo thang mới'.
Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí

Toàn cảnh thế giới 21/11: Ukraine sử dụng vũ khí 'hết hạn'?; Hamas từ chối trao đổi con tin với Israel

Bản tin toàn cảnh thế giới ngày 21/11 có một số thông tin đáng chú ý về thực trạng vũ khí tầm xa của Ukraine và tình hình chiến sự Israel - Hamas.
Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Tại Vientiane (Lào) đã diễn ra Cuộc gặp không chính thức Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN - Trung Quốc. Đại tướng Phan Văn Giang dẫn đầu đoàn Bộ Quốc phòng Việt Nam.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/11: Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk

Nga tung chiêu ‘lạ’, Ukraine quyết giành lại Kupyansk... là những thông tin nóng đáng chú ý về tình hình chiến sự Nga-Ukraine được cập nhật vào tối ngày 21/11
Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Hội nghị Tư lệnh Lục quân các nước ASEAN lần thứ 25 (ACAMM-25) đã diễn ra tại Philippines, với sự tham dự của Thượng tướng Nguyễn Văn Nghĩa.
Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Chiến sự Nga - Ukraine: Hệ lụy nào sau việc Ukraine tấn công tên lửa vào lãnh thổ Nga?

Ukraine tấn công lãnh thổ Nga bằng tên lửa của Mỹ và Anh, đánh dấu bước ngoặt lớn trong chiến sự, song cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ leo thang nguy hiểm.
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Chiến sự Nga-Ukraine chiều 21/11: Nga vây ráp lính Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’

Nga vây ráp đơn vị Olgovskaya của Ukraine tại Kursk; Kiev nã tên lửa công khai vượt ‘lằn ranh đỏ’... là những tin nóng chiến sự Nga-Ukraine chiều ngày 21/11.
Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Đại tướng Phan Văn Giang đã có bài phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ 11.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Ngày 20/11, buổi tọa đàm với chủ đề "Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành" đã được tổ chức tại tại Venezuela.
Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Theo Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), vào tháng 9, Nga lần đầu trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho Liên minh châu Âu (EU) kể từ mùa xuân năm 2022.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?
Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Pakistan đã giới thiệu tên lửa hành trình phóng từ trên không Taimoor (ALCM), một bước đột phá mới trong sản xuất vũ khí công nghệ cao của quốc gia này.
Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Ngày 21/11, giá vàng thế giới tăng trong phiên thứ 4 liên tiếp, ở mức 2.657,41 USD/ounce, trong khi giá trị bitcoin đang hướng tới mốc kỷ lục 100.000 USD/BTC.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia được kỳ vọng tạo động lực quan trọng để nâng tầm quan hệ hai nước Việt Nam - Malaysia một cách toàn diện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động