Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Nỗi ''sợ hãi'' của các nước nhóm G7

Trong một dự thảo được trình trước cuộc họp vào cuối tuần này, nhóm G7 tuyên bố sẽ ứng phó với các hoạt động được cho là "có hại" cho nền kinh tế thế giới.
“Xe duyên” trái cây Việt với công nghệ của các nước nhóm G7 Lo sợ Trung Quốc xuất siêu, Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ kêu gọi EU vào cuộc Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần: Lợi thế đặc biệt của Việt Nam là gì?

Tờ Bloomberg nhận định: Vai trò to lớn của Trung Quốc trong thương mại toàn cầu dường như đang khiến các nhà lãnh đạo tài chính toàn cầu lo ngại và sẵn sàng thúc đẩy các quốc gia của họ để thách thức nền kinh tế Trung Quốc.

Được biết, trong cuộc họp sắp tới của G7 tại Stresa (Ý), nhóm này đã đưa ra dự thảo mà trong đó đã sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ hơn nhiều so với những dự thảo trước đó tại Niigata (Nhật Bản) vào năm ngoái và tại Washington vào tháng trước.

Lo sợ về nền kinh tế Trung Quốc "bao trùm" cuộc họp sắp tới của nhóm G7
Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương các nước G7 trong cuộc họp tại Stresa tại Ý vào ngày 24/5. Nguồn ảnh: Gabriel Bouys, AFP.

Theo dự thảo được chia sẻ với Bloomberg, nhóm G7 đã viết: “Chúng tôi sẽ thúc đẩy hợp tác để tăng cường khả năng phục hồi kinh tế và an ninh kinh tế toàn cầu, đồng thời bảo vệ nền kinh tế của chúng tôi khỏi những cú sốc và lỗ hổng tiềm năng. Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sẽ nỗ lực làm cho chuỗi cung ứng của mình trở nên linh hoạt hơn, đáng tin cậy, đa dạng và bền vững hơn, đồng thời ứng phó với các hoạt động có hại, bảo vệ các ngành công nghệ quan trọng và mới nổi.”

Theo Bloomberg, tuyên bố này mang sắc thái tiêu cực hơn hẳn so với các tuyên bố trước đó. Thực tế, trước đây các dự thảo của G7 thường chỉ đề cập đến việc giữ gìn hệ thống kinh tế đa phương tự do, công bằng và dựa trên quy tắc.

Dự thảo của G7 cũng đề cập đến tình trạng của nền kinh tế thế giới, với các quan chức cho rằng nền kinh tế đã có khả năng phục hồi tốt hơn mong đợi trước nhiều cú sốc. Tuy vậy, các Bộ trưởng Tài chính đã thừa nhận rằng cú sốc giá tiêu dùng đã xảy ra tại các nước G7 trong vài năm qua có thể chưa hoàn toàn kết thúc. Trong dự thảo, khối G7 đã tuyên bố: “Thị trường lao động vẫn tương đối mạnh mẽ và lạm phát tiếp tục ở mức vừa phải, mặc dù lạm phát cơ bản đang tồn tại dai dẳng, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ”.

Các Bộ trưởng Tài chính trong G7 cũng đã đề cập đến sự phát triển kinh tế không đồng đều giữa các nước, với Mỹ đang chiếm ưu thế rõ ràng, trong khi các thành viên khác đang có động lực tăng trưởng kém hơn nhiều. Dự thảo cho biết: “Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể vẫn ở dưới mức trung bình lịch sử và không đồng nhất giữa các quốc gia và khu vực. Triển vọng kinh tế vẫn gặp rủi ro trong bối cảnh có nguy cơ căng thẳng địa chính trị leo thang và giá năng lượng biến động.”

Các Bộ trưởng Tài chính trong khối G7 cũng thống nhất về nhu cầu cải thiện tài chính công, trong bối cảnh hầu hết các nước thành viên phải đối mặt với gánh nặng nợ công vượt quá giới hạn. Được biết, khối này đặt việc dần xây dựng lại vùng đệm tài chính là ưu tiên hàng đầu, mà theo họ, sẽ tăng cường tính bền vững và tạo thêm không gian để ứng phó với những cú sốc mới. Trong thông cáo, khối G7 cũng cam kết tiếp tục bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất và thực hiện đầu tư cần thiết để thúc đẩy tính bền vững và khả năng phục hồi của nền kinh tế.

Về các chính sách tiền tệ, các Bộ trưởng G7 cũng quyết tâm tái khẳng định quan điểm trước đây của họ về tiền tệ. Khối này cũng đảm bảo sẽ có “các chính sách cơ cấu và kinh tế vĩ mô được truyền đạt rõ ràng và hợp lý, đồng thời nỗ lực hạn chế những tác động tiêu cực thông qua việc truyền thông chính sách rõ ràng”.

Mặc dù trong dự thảo không trực tiếp nhắc đến Trung Quốc, nhiều quan chức G7 đã bày tỏ mối lo ngại rằng ngành công nghiệp Trung Quốc có thể làm suy yếu nền kinh tế của chính họ bên lề cuộc họp. Chia sẻ với Bloomberg vào thứ 6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết: “Một trong những cuộc thảo luận mà chúng tôi có là về các quy tắc thương mại với Trung Quốc và sự cần thiết phải giải quyết vấn đề dư thừa năng lực công nghiệp. Chúng ta cần có câu trả lời chung và mạnh mẽ cho câu hỏi đó.”

Được biết, các Bộ trưởng nhóm G7 sẽ tiếp tục cuộc họp vào cuối tuần (theo giờ địa phương) này trước khi thông qua một tuyên bố chung. Thực tế, nhóm này cũng có thể thay đổi thông điệp trước khi tuyên bố được chính thức thông qua.

Dự thảo này được đưa ra trong bối cảnh Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) và cả Trung Quốc gần đây đã đưa ra các chính sách thương mại ngày càng “cứng rắn” hơn với đối thủ của mình. Và căng thẳng có thể sẽ leo thang nếu ông Donald Trump quay trở lại Nhà Trắng vào nhiệm kỳ tới với ý định tăng cường mức thuế quan với cả Trung Quốc lẫn EU.

Phú Quý (theo Bloomberg)
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng thống Putin sắp thăm Triều Tiên

Tổng thống Putin sắp thăm Triều Tiên

Dẫn thông báo của Điện Kremlin, hãng thông tấn Tass cho biết, trong hai ngày 18 và 19/6, Tổng thống Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Triều Tiên.
Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của ASEAN

Mỹ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của ASEAN

Xuất khẩu của các nước ASEAN sang Mỹ trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay đã lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc trong 6 quý liên tiếp.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/6/2024: Uy tín của Tổng thống Ukraine giảm sâu; AFU đang hết vũ khí

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/6/2024: Uy tín của Tổng thống Ukraine giảm sâu; AFU đang hết vũ khí

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/6/2024: Uy tín của Tổng thống Ukraine giảm sâu; AFU hết vũ khí khi các loại trang bị viện trợ đã tới hạn bảo dưỡng sâu.
Giá cước vận tải biển lại tăng cao kỷ lục trong khủng hoảng Biển Đỏ

Giá cước vận tải biển lại tăng cao kỷ lục trong khủng hoảng Biển Đỏ

Giá cước vận tải biển đang tiến tới mức cao kỷ lục trước các sự kiện toàn cầu như khủng hoảng Biển Đỏ; tắc nghẽn cảng đặc biệt là ở khu vực Trung Đông và châu Á
Oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga thể hiện sức mạnh tại chiến trường Ukraine

Oanh tạc cơ Tu-22M3 của Nga thể hiện sức mạnh tại chiến trường Ukraine

Tu-22M3 là phiên bản thứ 3 của dòng oanh tạc cơ chiến lược tầm xa siêu thanh Tu-22M được Liên Xô phát triển từ những năm 1970.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/6/2024: Thủ tướng Israel không ủng hộ ngừng bắn tạm thời tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/6/2024: Thủ tướng Israel không ủng hộ ngừng bắn tạm thời tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/6/2024: Thủ tướng Israel không ủng hộ ngừng bắn tạm thời tại Dải Gaza khi coi đây là hành động phá hoại nỗ lực của Tel Aviv.
Độc lạ cách Nhật Bản “xử lý” rác thải cỡ lớn

Độc lạ cách Nhật Bản “xử lý” rác thải cỡ lớn

Nhật Bản gần đây đã sử dụng ứng dụng sàn thương mại điện tử để bán rác thải cỡ lớn có thể tái sử dụng, nhằm giảm lượng khí thải carbon từ việc đốt rác thải.
Houthi tuyên bố tập kích chiến hạm Mỹ; Hamas “bất ngờ” lên tiếng về khả năng ngừng bắn vĩnh viễn

Houthi tuyên bố tập kích chiến hạm Mỹ; Hamas “bất ngờ” lên tiếng về khả năng ngừng bắn vĩnh viễn

Thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh nói, lực lượng này sẵn sàng chấp nhận thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza phù hợp với những nguyên tắc trong kế hoạch của ông Biden.
Chiến sự Nga-Ukraine 17/6/2024: Ukraine thừa nhận sự cần thiết phải đàm phán với Nga; Moscow kiểm soát thêm làng ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine 17/6/2024: Ukraine thừa nhận sự cần thiết phải đàm phán với Nga; Moscow kiểm soát thêm làng ở Zaporizhia

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/6/2024: Ukraine thừa nhận sự cần thiết phải đàm phán với Nga; Moscow kiểm soát thêm làng ở Zaporizhia.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 16/6/2024: Israel bất ngờ tuyên bố “tạm dừng chiến dịch” ở miền Nam Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 16/6/2024: Israel bất ngờ tuyên bố “tạm dừng chiến dịch” ở miền Nam Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 16/6/2024: Israel bất ngờ tuyên bố “tạm dừng chiến dịch” ở miền Nam Dải Gaza để mở đường cho hàng cứu trợ vào dải đất này.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/6/2024: Mỹ bác bỏ đề xuất của Nga về Ukraine; Kiev phải mua vũ khí với giá cao

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 16/6/2024: Mỹ bác bỏ đề xuất của Nga về Ukraine; Kiev phải mua vũ khí với giá cao

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/6/2024: Mỹ không muốn Ukraine hòa bình; Kiev mua vũ khí với giá gấp 5 lần khi nhiều nhà cung cấp cố tình không giao hàng.
Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu

Hiểm họa khó lường từ cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu

Những tín hiệu gần đây từ các nước lớn cho thấy, cuộc đua tăng cường năng lực quốc phòng và phát triển vũ khí mới vẫn chưa có điểm dừng.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn tranh luận bất thường của ông Donald Trump và Tổng thống Joe Biden

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn tranh luận bất thường của ông Donald Trump và Tổng thống Joe Biden

Tổng thống Joe Biden và ông Donald Trump đã đồng ý các điều khoản được đưa ra trong cuộc tranh luận Tổng thống đầu tiên của kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng kế hoạch của Mỹ với Gaza là chân thành; Hezbollah tiếp tục gây áp lực lên Israel

Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng kế hoạch của Mỹ với Gaza là chân thành; Hezbollah tiếp tục gây áp lực lên Israel

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng kế hoạch giải quyết vấn đề Dải Gaza của Mỹ là chân thành chứ không phải một khoản đầu tư.
Chiến sự Nga-Ukraine 16/6/2024: Hội nghị về Ukraine có nguy cơ thất bại; đóng băng xung đột không giải quyết vấn đề

Chiến sự Nga-Ukraine 16/6/2024: Hội nghị về Ukraine có nguy cơ thất bại; đóng băng xung đột không giải quyết vấn đề

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/6/2024: Hội nghị về Ukraine có nguy cơ thất bại; đóng băng xung đột không giải quyết được vấn đề.
Ông Trump bị kết tội có là cơn địa chấn với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024?

Ông Trump bị kết tội có là cơn địa chấn với cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024?

Với quyết định của bồi thẩm đoàn tòa án New York, ông Donald Trump trở thành cựu Tổng thống Mỹ đầu tiên bị kết tội.
Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tiết lộ lý do giúp ông Donald Trump tiếp tục dẫn trước Tổng thống Joe Biden

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Tiết lộ lý do giúp ông Donald Trump tiếp tục dẫn trước Tổng thống Joe Biden

Ông Donald Trump đang dẫn trước Tổng thống Joe Biden với cách biệt 2 điểm phần trăm trong cuộc đua tranh giành chiến thắng tại cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024.
Quốc gia châu Âu “bất ngờ” nối lại nhập khẩu sắt thép của Nga

Quốc gia châu Âu “bất ngờ” nối lại nhập khẩu sắt thép của Nga

Theo phân tích dữ liệu của RIA Novosti từ Cơ quan Thống kê châu Âu, vào tháng 4, Tây Ban Nha đã nối lại nhập khẩu sắt thép của Nga sau 3 tháng tạm dừng.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/6/2024: Giải pháp 2 nhà nước sẽ giúp giải quyết xung đột tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/6/2024: Giải pháp 2 nhà nước sẽ giúp giải quyết xung đột tại Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/6/2024: Giải pháp 2 nhà nước sẽ giúp giải quyết xung đột tại Dải Gaza. Đó là kết luận tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm G7 tại Italia
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/6/2024: Tổng thống Nga một lần nữa đưa ra sáng kiến hòa bình tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/6/2024: Tổng thống Nga một lần nữa đưa ra sáng kiến hòa bình tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/6/2024: Tổng thống Nga một lần nữa đưa ra sáng kiến hòa bình tại Ukraine trong cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
EU gây áp lực lên Hamas-Israel về thỏa thuận ở Dải Gaza

EU gây áp lực lên Hamas-Israel về thỏa thuận ở Dải Gaza

Mỹ cấm các cơ quan tình báo Israel sử dụng thông tin tình báo được chuyển giao cho bất kỳ mục đích nào khác ngoài việc tìm kiếm con tin và các thủ lĩnh Hamas.
Chiến sự Nga-Ukraine 15/6/2024: Nga chuyển chiến tuyến về Kharkiv; NATO và Ukraine đang bỏ lỡ cơ hội chấm dứt khủng hoảng

Chiến sự Nga-Ukraine 15/6/2024: Nga chuyển chiến tuyến về Kharkiv; NATO và Ukraine đang bỏ lỡ cơ hội chấm dứt khủng hoảng

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/6/2024: Nga chuyển chiến tuyến về hướng Kharkiv; NATO và Ukraine đang bỏ lỡ cơ hội chấm dứt khủng hoảng.
Ông Zelensky gọi đề xuất hòa bình của Nga là “tối hậu thư”; NATO chưa tài trợ dài hạn cho Ukraine

Ông Zelensky gọi đề xuất hòa bình của Nga là “tối hậu thư”; NATO chưa tài trợ dài hạn cho Ukraine

Tổng thống Volodymyr Zelensky tuyên bố, Ukraine coi đề xuất hòa bình mới của Nga là “tối hậu thư”.
Bất ngờ với cách Trung Quốc quản lý livestream bán hàng thu về 690 tỷ USD/năm

Bất ngờ với cách Trung Quốc quản lý livestream bán hàng thu về 690 tỷ USD/năm

Quy mô thị trường bán hàng qua livestream tại Trung Quốc đạt gần 5.000 tỷ nhân dân tệ (690 tỷ USD) trong năm 2023 theo các phương pháp quản lý nghiêm ngặt.
Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực

Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực

Theo WGC, trong tháng 5, Trung Quốc dẫn đầu về nhu cầu vàng trong khu vực do giá vàng trong nước đạt mức cao kỷ lục và đồng nội tệ suy yếu.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động