Thứ hai 25/11/2024 01:46

EVNHANOI: Bảo đảm cấp điện ổn định mùa nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, dễ xuất hiện nhiều đợt nắng nóng kéo dài. Với mục tiêu cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định, Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI) đã có sự chuẩn bị kỹ càng bảo đảm vận hành an toàn hệ thống lưới điện trong mùa hè năm 2022.

Theo EVNHANOI, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang dần được kiểm soát, theo đó việc sản xuất kinh doanh trên toàn thành phố sẽ được khôi phục. Nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội sẽ ở mức cao.

EVNHANOI triển khai nâng cấp đường dây để đảm bảo nguồn cấp

Hiện hệ thống điện quốc gia vẫn cơ bản đáp ứng đủ điện, nhưng khu vực miền Bắc lại tiềm ẩn nguy cơ thiếu điện cục bộ từ tháng 5 đến tháng 7, thời tiết được dự báo là nắng nóng cực đoan kéo dài, nền nhiệt trên 36 độ C trong một số giờ cao điểm. Dự báo năm 2022, hệ thống điện miền Bắc nói chung và hệ thống điện Hà Nội nói riêng vận hành rất căng thẳng trong hè 2022 do phụ tải tăng cao đột biến.

Thống kê của EVNHANOI cho thấy, quý I/2022 đã ghi nhận sản lượng lớn nhất 62,255 triệu kWh ngày 22/2 (tăng 19% so với tháng 2/2021); công suất đỉnh 4.120 MW lúc 18h ngày 22/2 (tăng 20,1% so với tháng 2/2021).

Trước thực tế này, câu chuyện lo thiếu điện vào mùa hè năm 2022 cũng nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Để ứng phó một cách chủ động với các kịch bản có thể xảy ra và bảo đảm cấp điện an toàn liên tục trong mọi tình huống, ngay từ tháng 9/2021, EVNHANOI đã xây dựng các phương án cấp điện mùa hè 2022.

Cụ thể, các công ty điện lực đã dồn sức rà soát và thay thế, bổ sung một số tuyến đường dây đã cũ, thi công, đấu nối, lắp đặt các thiết bị điện như đường dây, trạm biến áp... Để bảo đảm an ninh cung - cầu, EVNHANOI đã xây dựng các phương án điều chỉnh phụ tải, làm việc với chính quyền địa phương và các khách hàng lớn về việc điều chỉnh phụ tải, chủ động điều chỉnh kế hoạch sản xuất, thời gian ca kíp.

EVNHANOI đồng loạt triển khai đầu tư xây dựng, bổ sung các trạm biến áp 110kV, 220kV trên địa bàn Hà Nội đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của khách hàng. Đến ngày 31/3/2022, EVNHANOI đã khởi công 2 công trình lưới điện 110kV; khởi công 140 công trình, đóng điện 14 công trình lưới điện trung, hạ thế với tổng năng lực thiết bị đưa vào vận hành 25 MBA/9,3 MVA; 103,9km dây dẫn trung thế; 103,2km dây dẫn hạ thế các loại. Các trạm được xây dựng mới được trang bị công nghệ hiện đại cùng hệ thống điều khiển từ xa và không người trực.

EVNHANOI cũng lên kế hoạch tăng cường hàng nghìn ca trực để kịp thời xử lý các sự cố về điện trên địa bàn thành phố. Thường xuyên theo dõi tình hình diễn biến thời tiết, không thực hiện lập kế hoạch ngừng giảm cung cấp điện cao, trung hạ thế và chủ động thông báo khách hàng hoãn các kế hoạch vận hành đã được phê duyệt theo quy định khi nhiệt độ môi trường từ 36 độ C trở lên (theo dự báo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia) trừ trường hợp khẩn cấp có nguy cơ sự cố đe dọa mất an toàn hệ thống điện…

Với sự chuẩn bị và đầu tư kỹ càng, EVNHANOI khẳng định sẽ cung cấp điện ổn định, liên tục và chất lượng cho người dân Thủ đô trong mùa nắng nóng hè năm 2022. Cùng với đó, ngành điện Thủ đô cũng khuyến nghị khách hàng sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết, hạn chế sử dụng các thiết bị tiêu thụ nhiều điện trong giờ cao điểm của hệ thống điện (bao gồm khung giờ từ 11giờ đến 14 giờ và từ 18 giờ đến 23 giờ hàng ngày).

Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: EVNHANOI

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử