Thứ hai 23/12/2024 04:12

EVFTA góp phần nâng tầm, khẳng định vị thế hàng Việt tại thị trường Hà Lan

Với những ưu đãi thuế quan từ EVFTA, hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam sang châu Âu nói chung và Hà Lan nói riêng đã, đang được nâng tầm, khẳng định vị thế.

Sau hơn 3 năm thực thi, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đã góp phần tạo điều kiện cho xuất khẩu hàng hóa vào Liên minh châu Âu (EU) phục hồi mạnh mẽ, trong đó có thị trường Hà Lan. Từ năm 2020 đến nay, kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước tăng trưởng đáng kể.

Liên quan đến tình hình xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước Việt Nam - Hà Lan cũng như việc tận dụng các thuế quan ưu đãi từ EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, bà Võ Thị Ngọc Diệp - Tham tán thương mại Việt Nam tại Hà Lan đã có những chia sẻ với Báo Công Thương.

Bà Võ Thị Ngọc Diệp - Tham tán thương mại Việt Nam tại Hà Lan

EVFTA thực thi được hơn 3 năm và Hiệp định được đánh giá là đã và đang tác động tốt đến hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước, xin bà cho biết những thông tin cụ thể?

Hà Lan có nền kinh tế mở. Với vị trí là cửa ngõ, trung tâm châu Âu nên hàng hóa xuất nhập khẩu vào thị trường Hà Lan và từ Hà Lan đi các nước châu Âu là rất đa dạng, phong phú nhiều chủng loại, đáp ứng tất cả các nhu cầu của các nước.

Sau 3 năm thực thi Hiệp định EVFTA, kim ngạch thương mại song phương giữa 2 nước tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hà Lan. Giai đoạn 2021 - 2022, kim ngạch thương mại song phương tăng trung bình khoảng 22%, trong đó tăng trưởng xuất khẩu trung bình hơn 21%.

Năm 2023, nền kinh tế Hà Lan cũng như các nước châu Âu suy thoái, sức mua tiêu dùng kém dẫn đến các hoạt động xuất nhập khẩu giảm mạnh, tuy thế số liệu 9 tháng qua cho thấy, kim ngạch thương mại song phương giữa hai nước chỉ giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong Hiệp định EVFTA, đối với thị trường Hà Lan, những mặt hàng/ngành hàng nào của Việt Nam có tiềm năng, lợi thế nhất, thưa bà?

Nông nghiệp được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA. Các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam vào Hà Lan/EU là thủy sản, gạo, rau quả... đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi ngay sau khi EVFTA có hiệu lực.

Thực tế, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng trên vào Hà Lan tăng trưởng tốt trong giai đoạn 2020 - 2022, đặc biệt năm 2022, ghi nhận mức tăng trưởng mạnh với các mặt hàng cà phê (tăng 170%), rau quả (tăng 48%), gạo (tăng 28%), thủy sản (tăng 18%), hạt tiêu (tăng 10%).

Thời gian tới, theo lộ trình giảm thuế của EVFTA, hàng hóa Việt Nam sẽ tiếp tục có lợi thế cạnh tranh nhiều hơn so với nhiều mặt hàng cùng loại đến từ các nước châu Á, cơ hội phát triển thị trường này là rất lớn.

Để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong nước tận dụng ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thời gian qua, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan đã có những giải pháp cụ thể như thế nào, thưa bà?

Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan là "cánh tay nối dài" của Bộ Công Thương, một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu thông qua những hoạt động xúc tiến thương mại, truyền thông, quảng bá những sản phẩm, doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam hay những hoạt động kết nối giao thương trong từng ngành hàng, lĩnh vực.

Hàng năm, Thương vụ luôn có những kế hoạch hoạt động cụ thể và có những kế hoạch đột xuất theo yêu cầu thực tế tại địa bàn cũng như có những hoạt động phối hợp tổ chức với các đơn vị trong Bộ, địa phương trong nước. Thương vụ không đề ra chính sách mà cung cấp thông tin thị trường, phối hợp với các đơn vị trong Bộ xây dựng chính sách.

Ngành nông nghiệp Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi lớn nhất từ EVFTA. Ảnh minh họa

Kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, cũng chính là thời điểm khó khăn nhất của đại dịch Covid-19 và giai đoạn này kéo dài hơn 2 năm, sau này là hàng loạt bất ổn chính trị, kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực của lạm phát kéo dài của thị trường Hà Lan nói riêng và các nước châu Âu nói chung, nhưng Thương vụ đã nỗ lực hết sức vượt qua hoàn cảnh tổ chức/phối hợp tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư của Hà Lan vào Việt Nam.

Có thể kể đến việc tổ chức nhiều sự kiện truyền thông, quảng bá quả vải tươi lần đầu nhập khẩu bằng đường biển vào Hà Lan ngay trong thời kỳ khó khăn nhất của dịch. Việc hỗ trợ, xúc tiến đưa thành công sản phẩm tương ớt lên men tự nhiên vào thị trường Hà Lan và các nước châu Âu lân cận trong bối cảnh các sản phẩm cùng loại từ Hoa Kỳ, Thái Lan, Indonesia đã rất thành công và trụ vững tại hệ thống siêu thị Âu - Á suốt mấy chục năm qua.

Ngoài ra, mỗi năm Thương vụ đều đặn có 2 hoạt động quảng bá các mặt hàng nông sản Việt, hoặc tại các siêu thị, hoặc là tại các lễ hội. Bên cạnh đó, Thương vụ cũng phối hợp với các đơn vị trong Bộ tổ chức các hội thảo xúc tiến thương mại - đầu tư kết hợp giao thương cho các doanh nghiệp 2 nước tại Hà Lan.

Một hoạt động xúc tiến đầu tư nhưng lại tác động đến xuất khẩu sản phẩm từ Việt Nam đi EU có thể kể đến là việc Thương vụ hỗ trợ Tập đoàn VidaXL, Hà Lan chuyên sản xuất và kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất, với doanh thu năm 2022 gần 800 triệu EUR, tìm kiếm cơ hội đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Dự kiến, khi đi vào hoạt động, tầm Quý III/2024, toàn bộ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang châu Âu, Hoa Kỳ, Úc. Điều này một lần nữa mình chứng cho việc thu hút đầu tư cũng là thúc đẩy xuất khẩu, đặt biệt sang thị trường châu Âu, với ưu đãi thuế do thực thi EVFTA.

Từ thị trường Hà Lan, bà có thể cho biết, Thương vụ có các kiến nghị cũng như đề xuất gì để thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước, cũng như các giải pháp giúp doanh nghiệp tận dụng được nhiều hơn các ưu đãi thuế quan từ EVFTA?

Có thể nói, những năm gần đây công tác truyền thông quảng bá thương hiệu quốc gia Việt Nam cùng với những sản phẩm, dịch vụ đạt thương hiệu quốc gia đã phần nào phát huy tác dụng khi hình ảnh, sản phẩm Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều tại Hà Lan/EU. Điều đó thể hiện sự nỗ lực, vươn lên của chính doanh nghiệp Việt Nam đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị trường nhập khẩu và vai trò của Bộ Công Thương, thông qua Cục Xúc tiến thương mại cùng với các Vụ thị trường, đã chỉ đạo quyết liệt hệ thống Thương vụ tại các nước đổi mới cách làm, cách hỗ trợ doanh nghiệp đem lại hiệu quả cao nhất là tăng cả về lượng và về chất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Hà Lan vừa ban hành chính sách mới về hợp tác phát triển trong đó nêu rõ Việt Nam là đối tác thương mại mà Hà Lan đặt trọng tâm trong 25 quốc gia đối tác. Đầu tư Hà Lan vào Việt Nam đồng nghĩa với việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại song phương, cụ thể tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang Hà Lan/EU để hưởng ưu đãi từ EVFTA. Đặc biệt, với mục tiêu chuyển đổi năng lượng sạch, xanh đến năm 2037, Hà Lan chỉ giữ lại những ngành sản xuất hàng hóa có giá trị cao, dịch chuyển đầu tư sản xuất xuất khẩu sang các nước có giá nhiên liệu, nhân công rẻ hơn.

Mặc dù vậy, Hà Lan hay EU đều là thị trường khó tính, có nhiều quy định, tiêu chuẩn cao đối với hàng hóa trong từng ngành hàng mà doanh nghiệp Việt Nam cần đáp ứng, tuân thủ khi xuất khẩu vào thị trường này. Việc đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn đã khó, đặc biệt là hàng nông sản thực phẩm, thì việc giữ vững sự hiện diện ổn định tại thị trường càng khó hơn.

Ví dụ, chỉ cần hải quan Hà Lan/EU phát hiện vi phạm quy định liên tiếp thì sẽ nâng tần suất kiểm tra các mặt hàng cùng loại, thậm chí lan rộng ra các mặt hàng giống thành phần nguyên liệu. Như vậy, việc không tuân thủ của một hay một vài doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu hàng Việt, hay doanh nghiệp Việt.

Do vậy, việc tuân thủ quy định là việc doanh nghiệp phải đặt lên hàng đầu khi xuất khẩu vào thị trường này, chưa kể ngày càng nhiều tiêu chí xanh, sạch mà các nước thành việcn EU đặt ra để bảo vệ người tiêu dùng bản địa, giảm sthiểu tác động đến môi trường. Ngoài ra, thiết kế bao bì nhãn mác “hợp gu” của người tiêu dùng Hà Lan cũng rất quan trọng, ngoài việc thể hiện đầy đủ thông tin về sản phẩm theo quy định, cần có hướng dẫn sử dụng thuận tiện, đặc biệt với những mặt hàng, sản phẩm còn mới mẻ với người dùng.

Xin cảm ơn bà!

Hoàng Hòa (thực hiện)
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định EVFTA

Tin cùng chuyên mục

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn

Mời tham dự Hội chợ thủ công quốc tế Surajkund lần thứ 38 tại Ấn Độ

Thương vụ Việt Nam tại Nam Ninh là cầu nối đưa hàng nông sản Việt vào sâu thị trường Trung Quốc

Thương vụ Việt Nam tại Ai Cập: Nhiều tiềm năng trong thúc đẩy đàm phán FTA với Ai Cập

Mở cửa thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế khu vực Á - Phi và định hướng tương lai

Thương vụ Việt Nam tại Indonesia: Thúc đẩy xuất khẩu gạo bền vững trong bối cảnh Indonesia tự chủ lương thực

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc: SMR khơi mở 'cánh cửa' điện hạt nhân cho Việt Nam

Thương vụ Việt Nam tại Philippines: Giữ vững thị trường truyền thống để ổn định hoạt động xuất khẩu gạo

Thương vụ Việt Nam tại UAE: Hợp tác đầu tư - chìa khóa nâng cao quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE

Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024

Bộ Công Thương hỗ trợ doanh nghiệp dệt may, da giày thích ứng với chuyển đổi xanh trong EVFTA

Đại sứ Phạm Quang Hiệu: Doanh nghiệp Nhật Bản góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/12: Nga bắt giữ 30 lính đánh thuê Ukraine; Ukraine từ chối đề nghị của Hungary

'Làn gió mới' trong chính sách đối nội, đối ngoại của Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Shigeru Ishiba