Thứ hai 25/11/2024 19:28

EU đề xuất chính sách thuế carbon cho hàng hóa của Việt Nam

Ngày 14/4 tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo tham vấn kết quả đánh giá tác động của CBAM và đề xuất chính sách thuế carbon cho hàng hóa của Việt Nam.

Hội thảo với sự tham dự của đại diện các bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, VCCI, các hiệp hội ngành nghề, doanh nghiệp cùng một số tổ chức quốc tế…

Hội thảo tham vấn về Kết quả đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon của Liên minh châu Âu và khuyến nghị đối với Việt Nam nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về Đánh giá tác động của Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon (CBAM) của Liên minh châu Âu (EU) và đề xuất chính sách thuế các -bon cho Việt Nam do Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP) phối hợp với Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) tổ chức.

Mục tiêu của Hội thảo nhằm trình bày kết quả đánh giá tác động của CBAM lên các ngành sắt thép, nhôm, phân bón và xi măng cũng như toàn bộ nền kinh tế, chuyển dịch năng lượng và việc thực hiện NDC của Việt Nam.

Hội thảo cũng nhằm mục đích thảo luận và đón nhận những ý kiến của các địa biểu, chuyên gia về các khuyến nghị và đề xuất đối với Việt Nam để giảm thiểu tác động tiêu cực và tối đa hóa các lợi ích của CBAM đối với chuyển dịch năng lượng, giảm nhẹ biến đổi khí hậu và phát triển carbon thấp ở Việt Nam.

Bà Sirpa Jarvenpaa- Giám đốc Chương trình Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) cho biết: CBAM sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các sản phẩm, các nhà xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Theo đó, các nhà xuất khẩu sẽ phải đảm bảo các sản phẩm xuất khẩu vào EU đáp ứng một mức thuế tương ứng như các nhà sản xuất của EU bị áp.

CBAM có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam vì Việt Nam là nước xuất khẩu nhiều vào EU. Báo cáo Kết quả đánh giá tác động của CBAM tại hội thảo lần này cho thấy một cái nhìn toàn diện về các khó khăn cũng như chính sách tác động đến Việt Nam cũng như CBAM đóng góp thế nào vào quá trình chuyển dịch năng lượng và giúp cho Việt Nam giảm phát thải các - bon. Bên cạnh đó, là khó khăn do mức độ phức tạp về kỹ thuật liên quan đến xác định mức thuế carbon tại Việt Nam”- bà Sirpa Jarvenpaa cho biết.

CBAM ban đầu sẽ áp dụng đối với các hàng hóa nhập khẩu như thép, xi măng, phân bón, nhôm, điện và hydro. Đây là những lĩnh vực có nguy cơ rò rỉ carbon cao và có lượng khí khải carbon cao, chiếm 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Dự kiến, 27 quốc gia thành viên EU sẽ bắt đầu thực hiện thí điểm CBAM vào tháng 10/2023

Do vậy, giảm phát thải khí nhà kính vừa là xu hướng vừa là yêu cầu mà các doanh nghiệp phải thực hiện nếu Việt Nam muốn tham gia “cuộc chơi” toàn cầu

Phạm vi áp dụng của CBAM là khí nhà kính, cụ thể: Đối với sắt thép là khí CO2, nhôm là CO2 và PFC, phân bón là CO2 và N2O và xi măng là CO2.

Theo đề xuất của EU, cách tính phát thải dựa trên phát thải thực tế, theo đó doanh nghiệp phải tự đo đếm được mức phát thải, nếu không xác định được mức phát thải đầy đủ hoặc trong trường hợp phát thải gián tiếp, giá trị mặc định sẽ được sử dụng để xác định phát thải của hàng hóa.

Đại diện Hiệp hội thép trình bày tham luận tại Hội thảo

Trong trường hợp quốc gia xuất khẩu không có giá trị mặc định thì hàng hóa xuất khẩu sẽ bị áp dụng giá trị mặc định trên các sản phẩm phát thải lớn của EU.

Bà Nguyễn Hồng Loan – Chuyên gia dự án cho biết: EU phân loại hàng hóa thành 2 loại để tính suất phát thải thực tế gồm: Hàng hóa đơn giản là hàng hóa được sản xuất sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào có mức phát thải bằng không, còn lại là Hàng hóa phức tạp. Và như vậy đa phần hàng hóa của Việt Nam sẽ rơi vào Hàng hóa phức tạp.

Hàng hóa phức tạp sẽ tính toán phát thải của nguyên liệu đầu vào được dùng trong quá trình sản xuất phát thải này được tính trong phạm vi đường biên của hệ thống. Các doanh nghiệp phải nhận thức được rằng phát thải được tính cho hàng hóa không chỉ đơn giản phát sinh trong quá trình sản xuất mà còn cả từ nguyên liệu đầu vào/ hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu, như vậy các doanh nghiệp cũng phải báo cáo hàng hóa đầu vào”- bà Loan nhấn mạnh.

Phạm vi áp dụng CBAM có thể mở rộng để bao trùm phát thải gián tiếp và sang các ngành khác thuộc Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính của Liên minh Châu Âu (EU-ETS).

Hiện đối với Tính toán suất phát thải chưa rõ cách xác định đường biên hệ thống, chưa rõ các nguyên liệu đầu vào nào sẽ chịu tính suất phát thải, chưa rõ giá trị mặc định sẽ được tính toán và điều chỉnh như thế nào? Chưa rõ tín chỉ carbon có được bù trừ cho chứng chỉ CBAM hay không? Tất cả các câu hỏi này sẽ được phía EU có văn bản hướng dẫn trong thời gian tới.

Từ nay đến hết năm 2025 các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải có báo cáo phát thải, từ 2026 EU quy định phải có thêm một đơn vị thẩm định, xác minh các số liệu báo cáo của các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU. Theo kinh nghiệm của tôi, uớc tính thời gian để thẩm định bao gồm cả rà soát dữ liệu, đến doanh nghiệp kiểm tra, thực tế hiện trường thường mất từ 3-6 tháng”- bà Loan cho hay.

Cũng theo bà Loan, điều mà các doanh nghiệp của Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu sang EU mà trước mắt là các doanh nghiệp sản xuất sắt thép, nhôm, xi măng và phân bón cần làm đó là xây dựng báo cáo phát thải và phải kiểm soát tốt lượng phát thải trong toàn bộ chuỗi sản xuất, giảm phát thải trong từng công đoạn sản xuất của mình.

Hoạt động của CBAM trong giai đoạn chuyển tiếp sẽ được nghiên cứu, rà soát trước khi hệ thống chính thức có hiệu lực vào năm 2026. Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá xem có nên mở rộng phạm vi CBAM sang các hàng hóa khác được xác định trong quá trình đàm phán hay không, bao gồm một số sản phẩm cuối nguồn và các lĩnh vực khác như hóa chất hữu cơ và polyme như đề xuất trước đây của Nghị viện.

Ủy ban châu Âu có kế hoạch tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng CBAM vào cuối năm 2027. Quá trình này gồm đánh giá tiến độ đạt được từ các đàm phán quốc tế về biến đổi khí hậu, cũng như tác động đối với hàng hóa nhập khẩu từ các nước đang phát triển, nhất là các nước kém phát triển nhất (LDC).

Thu Hường
Bài viết cùng chủ đề: Khí nhà kính

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/11: Lính đánh thuê thiệt mạng ở Kursk; Tên lửa ATACMS tập kích vào Nga

Hiệp định EVFTA - động lực mở đường lớn cho hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam - Bulgaria

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/11: NATO họp khẩn, Quốc hội Ukraine hủy họp vì tên lửa ICBM của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 23/11/2024: Tổng thống Ukraine thay đổi quan điểm về cuộc xung đột với Nga?

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?